Yêu cầu đối với việc thử nghiệm tính năng nạp gió khí nén thùng gió phụ và buồng điều khiển như thế nào?
Điều kiện thử nghiệm đối với van hãm được quy định như thế nào?
Ngày 17/04/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 112:2023/BGTVT về Van hãm sử dụng trên đầu máy, toa xe, theo đó quy định về điều kiện thử nghiệm đối với van hãm được quy định như sau:
Van hãm phải được thử nghiệm trên bệ thử phù hợp.
Các hình biểu đồ trong Quy chuẩn này được đưa ra để minh họa nội dung thử nghiệm.
Các thử nghiệm phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường, và không có nguồn cấp khí nén nào khác ngoài đường cấp thông qua van hãm và áp suất cấp tối đa, khi đó nguồn cấp được giữ liên tục ở mức áp suất đã quy định đảm bảo thực hiện được các phép thử. Thùng gió phụ đảm bảo dung tích trong phạm vi 90 l đến 100 l.
Các thử nghiệm phải được thực hiện ở các vị trí K và H. Đối với các van hãm chỉ có vị trí K hoặc H, việc thử nghiệm sẽ thực hiện ở vị trí được quy định.
Yêu cầu đối với việc thử nghiệm tính năng nạp gió khí nén thùng gió phụ và buồng điều khiển như thế nào? (Ảnh Internet)
Yêu cầu đối với việc thử nghiệm tính năng nạp gió khí nén thùng gió phụ và buồng điều khiển là gì?
Yêu cầu đối với việc thử nghiệm tính năng nạp gió (khí nén) thùng gió phụ và buồng điều khiển theo QCVN 112:2023/BGTVT như sau:
- Khi lắp van hãm lên bệ thử, đảm bảo các buồng của van hãm đã mở đường thông ra bên ngoài (áp suất các buồng bằng 0).
- Sau đó kết nối van hãm với nguồn và cấp khí nén cho van hãm ở giá trị áp suất vận hành.
- Yêu cầu: Áp suất nạp cho thùng gió phụ phải tăng từ 0 bar lên đến mức áp suất vận hành. Thời gian nạp từ thời điểm áp suất nạp bắt đầu tăng và khi đạt đến 0,2 bar dưới mức áp suất vận hành phải nằm trong dải từ 50 s đến 135 s (Xem hình A.1). Đồng thời quan sát quá trình nạp gió của buồng điều khiển phải nằm trong dải từ 150 s đến 200s.
Chú dẫn:
1. Áp suất vận hành
2. 0,2 bar
3. Đường áp suất ống hãm
4. Đường áp suất nạp (Chú thích: Đường cong nạp có thể có dạng không liên tục)
5. Thời gian nạp cho thùng gió phụ
Hình A.1 - Sơ đồ minh họa các bước thử nghiệm tính năng nạp gió (khí nén) của van hãm
Ngoài ra, QCVN 112:2023/BGTVT quy định về độ kín của van hãm phải được thử nghiệm trên bệ thử. Thời gian đánh giá từng thử nghiệm phải tối thiểu là trong 5 min, bắt đầu từ khi áp suất được ổn định sau các thay đổi áp suất thông thường.
Bên cạnh đó, QCVN 112:2023/BGTVT cũng quy định về thử độ kín khi van hãm ở vị trí nhã hãm, thử độ kín sau khi giảm áp tối thiểu, thử độ kín sau khi tác dụng hãm thường, thử độ kín sau khi tác dụng hãm khẩn như sau:
- Thử độ kín khi van hãm ở vị trí nhã hãm:
Van hãm phải có khả năng vận hành mà không có sai khác với tính năng đã được quy định với áp suất cấp lên tới áp suất lớn nhất theo thiết kế của từng kiểu loại van. Đợi áp suất của buồng điều khiển và thùng gió phụ đạt đến áp suất vận hành.
Ngắt kết nối van hãm với nguồn cấp, kiểm tra độ kín của van hãm.
Yêu cầu: Không có rò rỉ khí nén ở các “Cửa kiểm tra” và các mối lắp ghép của van hãm.
- Thử độ kín sau khi giảm áp tối thiểu
Chờ van hãm ổn định áp suất xi lanh hãm sau khi giảm áp ống hãm từ áp suất vận hành tối thiểu 0,3 bar với tốc độ giảm 0,6 bar trong 6 s. Quá trình tăng áp suất xi lanh hãm phải bắt đầu sau tối đa 3 s từ thời điểm áp suất ống hãm bắt đầu giảm.
Yêu cầu: Không có rò rỉ khí nén ở các “Cửa kiểm tra”.
- Thử độ kín sau khi tác dụng hãm thường
Chờ van hãm ổn định áp suất xi lanh hãm sau tác dụng hãm thường khi áp suất ống hãm dưới 1,2 bar so với áp suất vận hành.
Yêu cầu: Không có rò rỉ khí nén ở các “Cửa kiểm tra”.
- Thử độ kín sau khi tác dụng hãm khẩn
Chờ van hãm ổn định áp suất xi lanh hãm đạt giá trị lớn nhất sau tác dụng hãm khẩn.
Yêu cầu: Không có rò rỉ khí nén ở các “Cửa kiểm tra”.
Thời gian tác dụng hãm và nhả hãm được thử nghiệm như thế nào?
Theo QCVN 112:2023/BGTVT, các thử nghiệm phải được thực hiện cho từng chế độ hãm đã được quy định.
Phải ghi lại thời gian tác dụng hãm cùng với lượng giảm áp suất ống hãm bắt đầu từ áp suất vận hành, bằng cách mở đường thông áp suất ống hãm ra ngoài về 0 bar với tốc độ không nhỏ hơn 2 s cho mức giảm áp suất 1,5 bar đầu tiên.
Thời gian tác dụng hãm được đo từ khi bắt đầu tăng áp suất xi lanh hãm lên đến 95 % áp suất xi lanh hãm lớn nhất (làm tròn đến 0,1 bar).
Phải ghi lại thời gian nhả hãm cùng với lượng tăng áp suất ống hãm từ 0 bar lên đến áp suất vận hành với tốc độ không nhỏ hơn 2s cho mức tăng áp suất 1,5 bar cuối cùng.
Thời gian nhả hãm được đo từ khi áp suất xi lanh hãm bắt đầu giảm đến khi xuống 0,4 bar.
Yêu cầu:
Phải đáp ứng thời gian được yêu cầu theo quy định của 3.7.5 (xem Hình A.2)
Chú dẫn:
1. Áp suất vận hành
2. Áp suất xi lanh hãm lớn nhất
3. 95% giá trị áp suất xi lanh hãm lớn nhất
4. Đường áp suất ống hãm
5. Đường áp suất xi lanh hãm
6. 0,4 bar
7. Thời gian tác dụng hãm
8. Thời gian nhã hãm
QCVN 112:2023/BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/11/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?