Yêu cầu đối với Đoàn kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán khi thực hiện kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được quy định như thế nào?
- Tham nhũng là gì?
- Mục đích của việc ban hành Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng là gì?
- Yêu cầu đối với Đoàn kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán khi thực hiện kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được quy định như thế nào?
- Trình tự thực hiện quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng của Kiểm toán nhà nước trải qua mấy bước?
- Trình tự thực hiện quy trình xác minh làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trải qua mấy bước?
Tham nhũng là gì?
Căn cứ tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 4 Quy trình Kiểm toán ban hành kèm Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN đã khái niệm:
- Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Yêu cầu đối với Đoàn kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán khi thực hiện kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được quy định như thế nào?(Hình internet)
Mục đích của việc ban hành Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy trình Kiểm toán ban hành kèm Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN có nêu mục đích của việc ban hành Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng là:
- Nhằm tăng cường phát hiện, xác minh, làm rõ các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong quá trình kiểm toán để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Kiểm toán nhà nước, Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định pháp luật khác có liên quan.
- Bảo đảm tính thống nhất trong việc tổ chức thực hiện, quản lý hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Đoàn kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán.
- Làm căn cứ để tổ chức thực hiện các bước công việc khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Yêu cầu đối với Đoàn kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán khi thực hiện kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Quy trình Kiểm toán ban hành kèm Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN về yêu cầu đối với Đoàn kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán trong quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiện tham nhũng của Kiểm toán nhà nước như sau:
- Tuân thủ Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống CMKTNN, Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Kiểm toán nhà nước, Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, các văn bản pháp luật và quy định của Kiểm toán nhà nước có liên quan.
- Nâng cao trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động, tích cực phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tội phạm; xử lý kịp thời, hiệu quả các thông tin phản ánh, tố cáo sai phạm, tham nhũng, tố giác về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tố giác tội phạm.
- Tổ chức tiến hành các công việc theo đúng trình tự, thủ tục được quy định trong Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Quy trình này. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc ghi chép, tập hợp đầy đủ kết quả kiểm toán cụ thể của từng bước công việc vào hồ sơ kiểm toán; tăng cường ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán, kỹ thuật công nghệ cao; thực hiện bảo mật thông tin theo quy định.
- Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán thường xuyên giám sát, kiểm tra công việc của các thành viên Đoàn kiểm toán để đánh giá kết quả kiểm toán, rà soát và đánh giá bằng chứng kiểm toán, rút kinh nghiệm và quyết định các công việc tiếp theo; chỉ đạo, hướng dẫn thành viên Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán theo Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Quy trình này.
Trình tự thực hiện quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng của Kiểm toán nhà nước trải qua mấy bước?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh: Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng (sau đây gọi là Quy trình) quy định trình tự, thủ tục tiến hành kiểm toán, việc xác minh, làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện trong quá trình kiểm toán; việc công khai Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Quy trình này được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước (CMKTNN), Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và thực tiễn hoạt động kiểm toán.
Quy trình gồm 3 bước:
- Phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng;
- Xác minh, làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng;
- Xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Đồng thời quy định rằng, trong hoạt động kiểm toán nếu có các trường hợp phát sinh khác ngoài quy định của Quy trình này, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán, tổ chức và cá nhân được ủy thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
Như vậy theo quy định trên quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trải qua 3 bước, cụ thể:
- Bước 1: Phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng;
- Bước 2: Xác minh, làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng;
- Bước 3: Xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Trình tự thực hiện quy trình xác minh làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trải qua mấy bước?
Căn cứ theo quy định tại Chương 3 từ Điều 12-16 Quy trình Kiểm toán vị việc có dấu hiệu tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN quy định quy trình xác minh làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện trong quá trình kiểm toán trãi qua các bước sau:
- Bước 1: Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tổ chức thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
- Bước 2: Kiểm toán nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ, bằng chứng kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
- Bước 3: Tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
- Bước 4: Báo cáo kết quả xác minh
- Bước 5: Thẩm định Báo cáo kết quả xác minh
Như vậy, theo quy định trên quy trình xác minh làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trải qua 05 bước theo trình tự nêu trên.
Quyết định 07/2023/QĐ-KTNN sẽ có hiệu lực từ ngày 30/6/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?