Yêu cầu các Sở Y tế kiểm tra lại lịch sử khám chữa bệnh nhằm phòng chống gian lận trục lợi từ quỹ bảo hiểm y tế?
Yêu cầu các Sở Y tế kiểm tra lại lịch sử khám chữa bệnh nhằm phòng chống gian lận trục lợi từ quỹ bảo hiểm y tế?
Ngày 14/09/2023, BHXH Việt Nam ban hành Công văn 2853/BHXH-TTKT năm 2023 nhằm hướng dẫn tăng cường lãnh đạo thực hiện pháp luật và phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Theo đó, tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Công văn 2853/BHXH-TTKT năm 2023 về đề xuất kiến nghị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam với Bộ Y tế như sau:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bộ Y tế ban hành văn bản chỉ đạo các Sở Y tế:
- Kiểm tra lịch sử khám chữa bệnh của người bệnh để phát hiện các trường hợp khám chữa bệnh nhiều lần trong thời gian ngắn nhằm mục đích trục lợi.
Bên cạnh đó, còn có các nhiệm vụ sau:
- Ban hành văn bản chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấn chỉnh các cơ sở KCB trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc quy trình KCB được ban hành kèm theo Quyết định 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ Y tế để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp mượn thẻ BHYT của người khác đi KCB.
- Chỉ đạo Thanh tra Ngành Y tế tăng cường phối hợp với cơ quan BHXH các cấp tiến hành thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác KCB BHYT và thanh toán chi phí KCB BHYT;
- Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, kịp thời tạm dừng hoặc chấm dứt hợp đồng KCB BHYT với các cơ sở KCB BHYT được xác định là có hành vi vi phạm do gian lận BHYT.
Yêu cầu các Sở Y tế kiểm tra lại lịch sử khám chữa bệnh nhằm phòng chống gian lận trục lợi từ quỹ bảo hiểm y tế? (Hình từ internet)
Mức xử phạt hình sự đối với hành vi gian lận bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Tội gian lận bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây: chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng.
+ Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Có tổ chức.
+ Có tính chất chuyên nghiệp.
+ Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
+ Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gian lận BHYT là bao lâu?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gian lận BHYT được quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng.
+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng.
+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng.
+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, đối với hành vi gian lận bảo hiểm, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?