Xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021-2030?
- Đề án “Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh”
- Dự kiến Xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021 - 2030
- Xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021-2030
Đề án “Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh”
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2072/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh" do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định:
Phê duyệt Đề án “Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Mục tiêu
Hoàn thiện chính sách đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (sau đây gọi là Hiệp định thuế) phù hợp xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với các cam kết quốc tế, đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán, công khai minh bạch.
Chiến lược đàm phán Hiệp định thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay ngoài mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam còn phải đảm bảo chủ trương khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đem lại lợi ích tối đa cho Việt Nam trong việc phân chia quyền đánh thuế giữa Việt Nam và bên đối tác ký kết Hiệp định, nâng cao hiệu quả xử lý tranh chấp thuế quốc tế và chống trốn, tránh thuế.
(2) Quan điểm:
Việc xây dựng Đề án cần thiết phải được quán triệt đầy đủ và vận dụng sáng tạo các nội dung chỉ đạo tại Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
(3) Đối tượng của Đề án: Đề án tập trung nghiên cứu các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam và tác động của các Hiệp định thuế tới không gian chính sách thuế của Việt Nam.
(4) Phạm vi của Đề án: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả chính sách đàm phán Hiệp định của Việt Nam và toàn bộ hệ thống Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký kết từ giai đoạn năm 1992 đến nay và đề xuất chiến lược đàm phán Hiệp định thuế của Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế và thông lệ quốc tế.
Chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021-2030
Dự kiến Xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021 - 2030
Tại Phụ lục các nhiệm vụ thực hiện đề án rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh ban hành kèm theo Quyết định 2072/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh" do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định:
Xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021-2030
Tại Quyết định 662/QĐ-BTC năm 2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 2072/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Rà soát đánh giá hiệu quả của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, tác động đối với không gian chính sách thuế của Việt Nam và định hướng điều chỉnh" do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định trong giai đoạn 2021-2030 cụ thể:
Nội dung thực hiện chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021 - 2030:
- Phân tích tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài để đề xuất lựa chọn các đối tác ưu tiên dựa trên các tiêu chí quan hệ chính trị, ngoại giao, quan hệ về thương mại, đầu tư... cần ký kết Hiệp định thuế trong thời gian tới.
- Xây dựng kế hoạch đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tổng thể giai đoạn 2021-2030
- Chủ động triển khai xúc tiến đàm phán với các nước đối tác đã được lựa chọn
Đơn vị chủ trì xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021 - 2030:
Đơn vị chủ trì cho hoạt động xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết HIệp định trong giai đoạn 2021 - 2030 này là Tổng cục Thuế.
Đơn vị phối hợp xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021 - 2030:
- Đối với nội dung phân tích tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài để đề xuất lựa chọn các đối tác ưu tiên dựa trên các tiêu chí quan hệ chính trị, ngoại giao, quan hệ về thương mại, đầu tư... cần ký kết Hiệp định thuế trong thời gian tới thì đơn vị phối hợp xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết HIệp định trong giai đoạn 2021 - 2030 là các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, các bộ, ngành, các tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội doanh nghiệp có liên quan.
- Đối với nội dung xây dựng kế hoạch đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tổng thể giai đoạn 2021-2030 thì đơn vị phối hợp là các đơn vị thuộc Bộ, các bộ, ngành có liên quan.
- Đối với nội dung chủ động triển khai xúc tiến đàm phán với các nước đối tác đã được lựa chọn thì đơn vị phối hợp lần này là các đơn vị thuộc Bộ, các bộ, ngành có liên quan
Kết quả/sản phẩm trong việc xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021-2030
- Đối với nội dung phân tích tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài để đề xuất lựa chọn các đối tác ưu tiên dựa trên các tiêu chí quan hệ chính trị, ngoại giao, quan hệ về thương mại, đầu tư... cần ký kết Hiệp định thuế trong thời gian tới thì kết quả/sản phẩm trong việc xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định trong giai đoạn 2021-2030 là báo cáo phân tích, đánh giá tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và đề xuất các đối tác ưu tiên cần ký kết Hiệp định thuế trong thời gian tới.
- Đối với nội dung xây dựng kế hoạch đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tổng thể giai đoạn 2021-2030 thì kết quả/sản phẩm trong việc xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định trong giai đoạn 2021-2030 là kế hoạch đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tổng thể giai đoạn 2021-2030 với lộ trình cụ thể
- Và đối với nội dung chủ động triển khai xúc tiến đàm phán với các nước đối tác đã được lựa chọn thì kết quả/sản phẩm trong việc xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định trong giai đoạn 2021-2030 là chủ trương đàm phán với các nước đối tác được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thời gian hoàn thành việc xây dựng chiến lược đàm phán, ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong giai đoạn 2021-2030:
- Nội dung phân tích tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài để đề xuất lựa chọn các đối tác ưu tiên dựa trên các tiêu chí quan hệ chính trị, ngoại giao, quan hệ về thương mại, đầu tư... cần ký kết Hiệp định thuế trong thời gian tới: thời gian hoàn thành là từ tháng 4/2022 - tháng 12/2022.
- Nội dung xây dựng kế hoạch đàm phán Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tổng thể giai đoạn 2021-2030: thời gian hoàn thành là từ tháng 4/2022 - Tháng 12/2022
- Nội dung chủ động triển khai xúc tiến đàm phán với các nước đối tác đã được lựa chọn: thời gian hoàn thành là từ tháng 1/2023 - tháng 12/2030.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?