Viện Kiểm sát tối cao giải đáp 18 vướng mắc trong giải quyết khiếu nại tố cáo của hoạt động tư pháp như thế nào?
Viện Kiểm sát tối cao giải đáp một số vướng mắc trong giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp như thế nào?
Căn cứ tại Mục II Công văn 5001/VKSTC-V12 năm 2022, Viện Kiểm sát tối cao giải đáp một số vướng mắc trong giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp như sau:
(1) Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (Quy chế 51) chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết đơn kiến nghị, đề nghị, phản ánh, yêu cầu liên quan đến hoạt động tư pháp dẫn đến chưa có sự nhận thức thống nhất trong quá trình giải quyết đối với các loại đơn này.
Trả lời:
Nội dung này đã được giải đáp tại Công văn 355/VKSTC-V12 năm 2019 của VKSND tối cao.
(2) Quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23, Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Tố cáo 2018 quy định về việc thông báo kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo (theo quy trình việc gửi thông báo khi họ yêu cầu nhưng trong Luật Tố cáo là phải thông báo).
Trả lời:
Quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 Quy trình 546 là quy định chung cho các lĩnh vực trong hoạt động tư pháp. Khi giải quyết tố cáo trong lĩnh vực này thì cần áp dụng thêm quy định của luật chuyên ngành (BLTTHS thì quy định bắt buộc gửi thông báo, còn BLTTDS quy định chỉ gửi khi đương sự yêu cầu…).
(3) Người có đơn gửi nhiều nơi, trong đó có cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cơ quan có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết thì xử lý thế nào?
Trả lời:
Không cần chuyển vì đơn đã được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cơ quan có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết (áp dụng tương tự điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 05 ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ). Tuy nhiên cần lưu ý:
- Đối với đơn ưu tiên thực hiện chuyển toàn bộ.
- Đối với đơn đề nghị kháng nghị Giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện theo Quy định 201 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(4) Đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh... trong TTHS tại Thông tư liên tịch 02/2018 không quy định trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết. Đề nghị liên ngành đưa vào sửa đổi và VKSTC để cập trong Quy chế 51.
Trả lời: Vướng mắc này đã được giải đáp tại điểm 2.1 Mục II Giải đáp thắc mắc số 3830/VKSTC-V12 ngày 21/9/2016, và Công văn 355/VKSTC-V12 năm 2019). Khi giải quyết cần lưu ý:
- Trả lời bằng Công văn, không bằng Quyết định hoặc Kết luận;
- Có thể vận dụng quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo để thực hiện;
- Thời hạn giải quyết do Viện trưởng quyết định;
- Đơn thuộc các loại này rất đa dạng nên cần vận dụng linh hoạt trong xử lý và giải quyết.
...
(18) Đơn trình bày yêu cầu Viện kiểm sát cân nhắc, xem xét áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ... trước khi ra cáo trạng thì có phải trả lời người gửi đơn không? Hướng dẫn phân loại đơn này?
Trả lời: Đây là dạng đơn yêu cầu, đề nghị cần được giải quyết theo quy định của Điều 175 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 nên chuyển đơn vị Thực hành quyền công tố xem xét, xử lý theo quy định chung.
Xem toàn bộ 18 nội dung giải đáp một số vướng mắc trong giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp của Việt Kiểm sát nhân dân tối cao tại đây.
Viện Kiểm sát tối cao giải đáp 18 vướng mắc trong giải quyết khiếu nại tố cáo của hoạt động tư pháp như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định nguyên tắc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh như sau:
- Việc xử lý đơn phải bảo đảm tuân thủ pháp luật; nhanh chóng, kịp thời; rõ ràng, thống nhất và tạo điều kiện thuận tiện cho công dân trong việc thực hiện các thủ tục về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Đơn phải được gửi, chuyển đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh được tiếp nhận như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh được tiếp nhận để phân loại và xử lý từ các nguồn sau đây:
- Đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Đơn được gửi đến Trụ sở tiếp công dân, Ban tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận đơn hoặc qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Đơn do Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật;
- Đơn do lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Đảng chuyển đến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?