Viên chức chuyên ngành thể dục thể thao phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào về đạo đức nghề nghiệp?
- Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thể dục thể thao trong thời gian tới là gì?
- Viên chức chuyên ngành thể dục thể thao phải đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như thế nào theo quy định hiện nay?
- Có bao nhiêu chức danh viên chức chuyên ngành thể dục thể thao trong thời gian tới?
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thể dục thể thao trong thời gian tới là gì?
Căn cư vào Điều 3 Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thể dục thể thao trong thời gian tới như sau:
- Tâm huyết với nghề, nhiệt tình, trách nhiệm và bảo đảm yêu cầu về thời gian, chất lượng với công việc được giao.
- Thẳng thắn, trung thực, khách quan, làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; thái độ lịch sự, khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với Nhân dân; tôn trọng đồng nghiệp; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ và năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo đó, trong thời gian sắp tới thì viên chức chuyên ngành thể dục thể thao phải đảm bảo 4 tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp được nêu trên.
Viên chức chuyên ngành thể dục thể thao phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào về đạo đức nghề nghiệp?
Viên chức chuyên ngành thể dục thể thao phải đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như thế nào theo quy định hiện nay?
(1) Huấn luyện viên, huấn luyện viên chính, huấn luyện viên cao cấp
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 4, khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của huấn luyện viên, huấn luyện viên chính, huấn luyện viên cao cấp như sau:
- Có tinh thần trách nhiệm cao, say mê, nhiệt tình với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp; không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu và chủ động áp dụng các thành tựu khoa học trong công tác huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện vận động viên góp phần nâng cao thành tích thi đấu thể thao;
- Luôn là tấm gương mẫu mực về phẩm chất đạo đức và tác phong sinh hoạt; sẵn sàng vượt mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp đào tạo, huấn luyện vận động viên; gương mẫu, tôn trọng, có cách ứng xử văn hoá với Ban tổ chức giải thi đấu, trọng tài, huấn luyện viên và vận động viên đội bạn; chỉ đạo vận động viên thi đấu thể thao với tinh thần cao thượng, đặt uy tín, danh dự quốc gia lên hàng đầu;
- Khách quan, có chính kiến rõ ràng và năng lực chuyên môn trong công tác tuyển chọn vận động viên; chấp hành nghiêm túc, vận dụng sáng tạo các tiêu chuẩn chuyên môn nghề nghiệp và tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên đảm bảo tuyển chọn được tài năng thể thao tốt nhất; thận trọng trong mọi quyết định để hạn chế tối đa những sai sót ảnh hưởng đến quá trình huấn luyện và phát triển thể lực, trí lực của vận động viên, tránh được những rủi ro nghề nghiệp;
- Làm việc khoa học, độc lập, tự chủ, không vì bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào chi phối làm ảnh hưởng đến tính trung thực, tính độc lập nghề nghiệp; tích cực đấu tranh với những hành vi tiêu cực;
- Chăm lo đến sự phát triển toàn diện của vận động viên; gắn việc đào tạo và huấn luyện chuyên môn với việc giáo dục văn hóa, các phẩm chất chính trị, đạo đức; xây dựng mối quan hệ tốt với vận động viên, hướng dẫn vận động viên tận tình, chu đáo, giúp xây dựng tập thể vận động viên đoàn kết, thân ái; giáo dục cho vận động viên lối sống, sinh hoạt hướng tới chân - thiện - mỹ; tham gia và vận động mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vận động viên;
- Tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ các thông tin quan trọng có ảnh hưởng đến công tác huấn luyện; giữ gìn bí mật quốc gia trong phạm vi chuyên môn của mình.
(2) Hướng dẫn viên
Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của hướng dẫn viên như sau:
- Yêu nghề, nhiệt tình với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp; chấp hành đúng các nguyên tắc trong hướng dẫn tập luyện và thi đấu thể dục thể thao; có ý thức cải tiến, đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động hướng dẫn thể thao; tích cực đấu tranh với những hành vi tiêu cực;
- Thân thiện với người tập, quan tâm giúp đỡ người tập tập luyện, thi đấu, biểu diễn thể dục thể thao theo đúng phương pháp;
- Đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. Phối hợp với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ được giao, cùng đồng nghiệp cải tiến công tác chuyên môn góp phần mở rộng phong trào tập luyện thể dục thể thao trong nhân dân;
- Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường tập luyện, thi đấu thể thao lành mạnh; có tác phong mẫu mực.
Có bao nhiêu chức danh viên chức chuyên ngành thể dục thể thao trong thời gian tới?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao bao gồm:
1. Huấn luyện viên cao cấp (hạng I) Mã số: V.10.01.01
2. Huấn luyện viên chính (hạng II) Mã số: V.10.01.02
3. Huấn luyện viên (hạng III) Mã số: V.10.01.03
4. Hướng dẫn viên (hạng IV) Mã số: V.10.01.04
Như vậy, trong thời gian tới sẽ có 04 chức danh viên chức chuyên ngành thể dục thể thao như sau:
- Huấn luyện viên cao cấp
- Huấn luyện viên chính
- Huấn luyện viên
- Hướng dẫn viên
Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL sẽ có hiệu lực từ ngày 10/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?