Việc tuyên truyền, giới thiệu tem bưu chính và lịch sử tem bưu chính là trách nhiệm của cơ quan nào?
- Việc tuyên truyền, giới thiệu tem bưu chính và lịch sử tem bưu chính là trách nhiệm của ai?
- Việc hợp tác phát hành tem bưu chính với nước ngoài được thực hiện như thế nào?
- Trách nhiệm thực hiện triển lãm tem bưu chính được quy định như thế nào?
- Thời gian ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm là khi nào?
Việc tuyên truyền, giới thiệu tem bưu chính và lịch sử tem bưu chính là trách nhiệm của ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 25/2021/TT-BTTTT quy định như sau:
Truyền thông tem bưu chính
1. Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thông báo, truyền thông về nội dung, hình ảnh tem bưu chính Việt Nam.
2. Hội tem Việt Nam tuyên truyền, giới thiệu tem bưu chính và lịch sử tem bưu chính tại Việt Nam và nước ngoài.
Như vậy theo quy định trên việc tuyên truyền, giới thiệu tem bưu chính và lịch sử tem bưu chính tại Việt Nam và nước ngoài là trách nhiệm của Hội tem Việt Nam.
Việc tuyên truyền, giới thiệu tem bưu chính và lịch sử tem bưu chính là trách nhiệm của ai? (Hình từ Internet)
Việc hợp tác phát hành tem bưu chính với nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 29 Thông tư 25/2021/TT-BTTTT quy định việc hợp tác phát hành tem bưu chính với nước ngoài được thực hiện như sau:
- Việc hợp tác phát hành tem bưu chính với nước ngoài phải được thống nhất bằng văn bản giữa các bên.
- Các bên thống nhất về chủ đề, nội dung thể hiện trên tem bưu chính, thời gian phát hành và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tem bưu chính.
Trách nhiệm thực hiện triển lãm tem bưu chính được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 25/2021/TT-BTTTT quy định trách nhiệm thực hiện triển lãm tem bưu chính như sau:
- Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định:
+ Tổ chức triển lãm, hội chợ, trưng bày tem bưu chính cấp quốc gia và quốc tế tổ chức tại Việt Nam;
+ Cho phép tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài triển lãm, trưng bày tem bưu chính cấp quốc gia và quốc tế tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật về hoạt động triển lãm.
- Hội Tem Việt Nam có trách nhiệm:
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển lãm, trưng bày, hội chợ tem bưu chính quốc gia và quốc tế tổ chức tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
+ Đề xuất và chủ trì tổ chức hội thảo, hoạt động nghiệp vụ tại triển lãm.
+ Thẩm định và duyệt các bộ tem bưu chính trưng bày, tham gia triển lãm tem quốc gia và quốc tế ở trong nước và nước ngoài.
- Hội Tem địa phương có trách nhiệm:
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển lãm, trưng bày tem bưu chính theo quy định của pháp luật.
+ Đề xuất và chủ trì tổ chức hội thảo, hoạt động nghiệp vụ tại triển lãm.
+ Thẩm định và duyệt các bộ tem bưu chính trưng bày, tham gia triển lãm tem bưu chính cấp tỉnh, khu vực.
- Tham gia triển lãm tem bưu chính quốc tế và thế giới được tổ chức tại nước ngoài
+ Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đại diện Việt Nam tham dự và tổ chức kinh doanh tem bưu chính Việt Nam tại các triển lãm tem bưu chính quốc tế và thế giới tổ chức ở nước ngoài.
+ Hội Tem Việt Nam cử trưng tập viên tham dự và có trách nhiệm tổ chức thẩm định các bộ sưu tập tem bưu chính đăng ký tham gia trưng bày tại các triển lãm quốc tế và thế giới.
Thời gian ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm là khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 25/2021/TT-BTTTT quy định như sau:
Ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm
1. Chậm nhất 12 tháng trước ngày 01/01 của năm phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm.
2. Quyết định ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm gồm:
a) Tên bộ tem theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Phân loại tem;
c) Số mẫu của bộ tem, blốc tem (nếu có);
d) Ngày phát hành; thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng;
đ) Hình thức phát hành;e) Các nội dung khác liên quan.
3. Tên bộ tem bưu chính
a) Tên bộ tem bưu chính kỷ niệm nhân vật của Việt Nam được sắp xếp theo thứ tự sau: Chữ “Kỷ niệm”, số năm kỷ niệm năm sinh hoặc năm mất của nhân vật được tôn vinh, danh xưng, tên nhân vật, năm sinh hoặc năm mất và năm kỷ niệm.
Ví dụ: Kỷ niệm 100 năm sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (1922- 2022)
b) Tên bộ tem kỷ niệm nhân vật nước ngoài được sắp xếp theo thứ tự sau: Chữ “Kỷ niệm”, số năm kỷ niệm năm sinh hoặc năm mất của nhân vật được tôn vinh, tên nhân vật, năm sinh hoặc năm mất và năm kỷ niệm.
Ví dụ: Kỷ niệm 150 năm sinh Mahatma Gandhi (1869-2019)
c) Tên bộ tem bưu chính chuyên đề là tên đề tài được lựa chọn.
Ví dụ: Cầu dây văng Việt Nam
d) Tên bộ tem bưu chính phổ thông là tên đề tài được lựa chọn.
Ví dụ: Kiến trúc Việt Nam
Như vậy theo quy định trên chậm nhất 12 tháng trước ngày 01/01 của năm phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?