Việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nằm trong khu vực thăm dò, khai thác Bauxite đã được phê duyệt được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 (khoản 3 Điều này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 quy định về hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư cụ thể như sau:
"Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
...
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
e) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.
g) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa
4. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:
a) Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
d) Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan."
Nhu cầu sử dụng đất
Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật khoáng sản 2010 quy định về khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể như sau:
(1) Việc khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định sau đây:
- Đối với khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc thăm dò, khai thác trước khi dự án được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư;
b) Đối với khu vực chưa được điều tra, đánh giá về khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc khai thác hoặc không khai thác trong phạm vi xây dựng công trình; trường hợp quyết định khai thác thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản.
(2) Khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nếu phát hiện có khoáng sản thì Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình để quyết định việc thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực của dự án.
(3) Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định không khai thác thì phải có văn bản trả lời cho cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc chủ đầu tư.
Khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
Tại Điều 3 Nghị định 51/2021/NĐ-CP quy định về khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia cụ thể như sau:
(1) Việc khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Khoáng sản và không thuộc quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.
(2) Việc xác định thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này được thực hiện như sau:
- Thời gian dự trữ tối đa theo quy định đối với các khu vực có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng theo quy hoạch hệ thống du lịch; để phát triển các dự án công nghiệp thân thiện với môi trường theo quy hoạch ngành quốc gia có liên quan;
- Đối với các khu vực không thuộc quy định tại điểm a khoản này, thời gian dự trữ khoáng sản được xác định theo yêu cầu huy động khoáng sản để thăm dò, khai thác đáp ứng nhu cầu sử dụng khoáng sản phục vụ phát triển các ngành kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của Chiến lược khoáng sản và quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản liên quan.
(3) Khu vực có khoáng sản được khoanh định là khu vực dự trữ quốc gia phải thể hiện các nội dung chính sau đây:
- Loại khoáng sản; tọa độ các điểm góc, diện tích, mức sâu của khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
- Số lượng tài nguyên, trữ lượng của khu vực khoáng sản dự trữ khoáng sản quốc gia;
- Thời gian dự trữ khoáng sản.
Thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 51/2021/NĐ-CP quy định về thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia cụ thể như sau:
(1) Không thực hiện dự án đầu tư sau đây tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia:
a) Các dự án đầu tư có mục đích sử dụng đất lâu dài, trừ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Các công trình xây dựng thuộc cấp công trình đặc biệt, cấp I theo quy định pháp luật về xây dựng, trừ dự án quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
(2) Tổ chức, cá nhân khi lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải có đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng khoáng sản đã được khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia thuộc phạm vi dự án; phải có giải pháp bảo vệ loại khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ nêu trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
(3) Nội dung đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng; giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia gồm:
a) Tổng quan tài nguyên khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ trong diện tích dự án, bao gồm cả các loại khoáng sản khác về: mức độ điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản; hiện trạng tài nguyên, trữ lượng và thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản (nếu có);
b) Đánh giá mức độ ảnh hưởng do hoạt động của dự án có thể tác động đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng đối với loại khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ về: phạm vi tác động đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng khoáng sản;
c) Giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ nằm trong diện tích dự án: xác định rõ hạng mục công trình có thể tác động trực tiếp đến khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ; quy định trách nhiệm của tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan của chủ đầu tư dự án trong việc theo dõi, giám sát và kịp thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp khi thi công hoặc trong quá trình vận hành dự án mà có tác động trực tiếp đến loại khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ để xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này;
d) Cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong phạm vi dự án quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
(4) Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia không vượt quá thời gian dự trữ còn lại của khu vực có khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ đó.
(5) Bộ Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này đối với các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư.
(6) Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có dự án đầu tư cho ý kiến về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này đối với các dự án mà thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
(7) Cơ quan đăng ký đầu tư dự án đầu tư gửi lấy ý kiến cơ quan quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này. Việc lấy ý kiến về đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng; giải pháp bảo vệ khoáng sản thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia được thực hiện đồng thời trong quá trình lấy ý kiến trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư.
Như vậy, đối với câu hỏi trên, Công văn 2541/CV-TCT ngày 18 tháng 4 năm 2022 hướng dẫn một số nội dung về triển khai, thực hiện dự án đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật trả lời như sau: "Việc thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, bao gồm đánh giá sự phù hợp dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, nhu cầu sử dụng đất, khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất... thực hiện theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 33 Luật Đầu tư.
Liên quan đến nội dung này, khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thuộc khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản, đề nghị xem xét các yêu cầu, điều kiện thực hiện dự án đầu tư theo quy định liên quan tại Điều 65 Luật Khoáng sản, Điều 3 và Điều 8 Nghị định số 51/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia."
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?