Việc quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam từ 18/11/2023 được sửa đổi như thế nào?
- Từ ngày 18/11/2023, quy định về việc quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam được sửa đổi như thế nào?
- Việc quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?
- Đối tượng nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Từ ngày 18/11/2023, quy định về việc quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam được sửa đổi như thế nào?
Ngày 03/10/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 62/2023/TT-BTC nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Theo đó, Thông tư 62/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung về việc quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam như sau:
- Tổ chức thu phí là Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Công an, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an xã, phường, thị trấn:
Tổ chức thu phí được trích lại 25% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ- CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí. Trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí bao gồm cả các khoản chi hỗ trợ để thực hiện các nội dung sau:
+ Chi phí đi lại, ăn ở, thuê phiên dịch, canh giữ người nước ngoài bị lưu giữ; chi khám chữa bệnh khi người nước ngoài bị ốm; áp giải người nước ngoài cư trú trái phép, vi phạm pháp luật về nước. Chỉ sử dụng tiền phí trích lại để hỗ trợ các nội dung chi này khi cơ quan đại diện của nước có công dân vi phạm không chịu kinh phí hoặc không có cơ quan đại diện của nước có công dân vi phạm pháp luật ở Việt Nam.
Trường hợp có công bố dịch bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức thu phí được quyết định chi các nội dung chi nêu trên và các chi phí trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong xử lý các trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật.
+ Chi tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý xuất nhập cảnh.
+ Chị ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại phục vụ công tác quản lý xuất nhập cảnh.
+ Chi phục vụ đàm phán, hợp tác đối với đối tác nước ngoài phục vụ công tác cấp thị thực và các giấy tờ liên quan đến xuất nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài.
+ Chi tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý xuất nhập cảnh.
+ Chi ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại phục vụ công tác quản lý xuất nhập cảnh.
+ Chi phục vụ đàm phán, hợp tác đối với đối tác nước ngoài phục vụ công tác cấp thị thực và các giấy tờ liên quan đến xuất nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài.
+ Bổ sung thu nhập, nâng cao đời sống cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý xuất nhập cảnh theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành (nếu có).
- Nộp 75% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Xem chi tiết Thông tư 62/2023/TT-BTC tại đây.
Từ ngày 18/11/2023, quy định về việc quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam được sửa đổi như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định về việc quản lý phí, lệ phí hiện nay được thực hiện như sau:
- Tổ chức thu phí là Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Công an, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an xã, phường, thị trấn:
+ Tổ chức thu phí được trích lại 20% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí. Trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí bao gồm cả các khoản chi hỗ trợ để thực hiện các nội dung sau:
+ Chi phí đi lại, ăn ở, thuê phiên dịch, canh giữ người nước ngoài bị lưu giữ; chi khám chữa bệnh khi người nước ngoài bị ốm; áp giải người nước ngoài cư trú trái phép, vi phạm pháp luật về nước. Chỉ sử dụng tiền phí trích lại để hỗ trợ các nội dung chi này khi cơ quan đại diện của nước có công dân vi phạm không chịu kinh phí hoặc không có cơ quan đại diện của nước có công dân vi phạm pháp luật ở Việt Nam.
Trường hợp có công bố dịch bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức thu phí được quyết định chi các nội dung chi nêu trên và các chi phí trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh trong xử lý các trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật.
+ Chi tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý xuất nhập cảnh.
+ Chi ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại phục vụ công tác quản lý xuất nhập cảnh.
+ Chi phục vụ đàm phán, hợp tác đối với đối tác nước ngoài phục vụ công tác cấp thị thực và các giấy tờ liên quan đến xuất nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài.
+ Bổ sung thu nhập, nâng cao đời sống cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Nộp 80% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiêu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Như vậy, theo Thông tư 62/2023/TT-BTC, từ ngày 18/11/2023, tổ chức thu phí được trích lại 25% (thay vì 20%) số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP.
Nộp 75% (thay vì 80%) số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Đối tượng nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại Điều 2 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định về đối tượng nộp phí, lệ phí hiện nay như sau:
- Công dân Việt Nam khi làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp các giấy tờ liên quan đến hộ chiếu, giấy thông hành, tem AB phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này.
- Người nước ngoài khi làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp thị thực hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú cho người nước ngoài phải nộp phí theo quy định tại Thông tư 25/2021/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?