Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định như sau:
Quy định chung
Chương này quy định về nội dung, phương pháp lập, trình bày và các nội dung khác có liên quan đến Hệ thống báo cáo tài chính của TCVM.
Báo cáo tài chính của TCVM (sau đây gọi tắt là báo cáo tài chính) là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của TCVM. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê và báo cáo khác phục vụ cho quản trị và điều hành các mặt hoạt động của TCVM (kể cả báo cáo kế toán quản trị) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương này.
...
4. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
a. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của đơn vị.
b. Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).
c. Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
d. Các khoản mục doanh thu, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
đ. Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa TCVM và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Báo cáo tình hình tài chính, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.
Theo đó, việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của đơn vị.
- Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).
- Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
- Các khoản mục doanh thu, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo.
Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
- Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa tổ chức tài chính vi mô và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Báo cáo tình hình tài chính, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Tổ chức tài chính vi mô phải lập báo cáo tài chính khi nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC có quy định kỳ lập báo cáo tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô như sau
- Kỳ lập Báo cáo tài chính năm: Các tổ chức tài chính vi mô phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán.
- Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ: Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).
Ngoài ra, tổ chức tài chính vi mô phải lập Báo cáo tài chính khác khi:
- Có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác theo yêu cầu của pháp luật hoặc yêu cầu của chủ sở hữu.
- Bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
Thời hạn tổ chức tài chính vi mô phải nộp báo cáo tài chính là khi nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC có quy định thời hạn tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Báo cáo tài chính năm
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập (bao gồm: Báo cáo kiểm toán; thư quản lý và các tài liệu liên quan) chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Báo cáo tài chính giữa niên độ
Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý kế tiếp;
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp báo cáo tài chính là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp báo cáo tài chính là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?