Việc đóng góp biểu ghi để tích hợp dữ liệu trong mục lục liên hợp thư viện thực hiện theo cơ chế như thế nào?

Cho tôi hỏi: Việc đóng góp biểu ghi để tích hợp dữ liệu trong mục lục liên hợp thư viện thực hiện theo cơ chế như thế nào? Câu hỏi của chị Tuyền đến từ Gia Lai.

Việc chia sẻ kết quả xử lý chuyên môn, nghiệp vụ, biên mục và sản phẩm thông tin thư viện được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định về chia sẻ kết quả xử lý chuyên môn, nghiệp vụ, biên mục và sản phẩm thông tin thư viện như sau:

- Thư viện được đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước có trách nhiệm chia sẻ kết quả xử lý tài nguyên thông tin bao gồm dữ liệu về tài nguyên thông tin và các thông tin mô tả cơ bản về tài nguyên thông tin của thư viện được tổ chức theo cấu trúc nghiệp vụ thư viện với các thư viện khác trong nhóm theo quy định của pháp luật.

- Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, các thư viện trong nhóm có thể chia sẻ cơ sở dữ liệu biểu ghi; thiết lập mục lục phản ánh tài nguyên thông tin của từ 02 thư viện trở lên (sau đây gọi là mục lục liên hợp) theo các cấp độ sau:

+ Chỉ được tra cứu và xem dữ liệu về tài nguyên thông tin.

+ Được đọc trực tiếp.

+ Được tải về đọc theo quy định (đối với tài liệu số) hoặc xác định rõ loại hình và mức độ khai thác (đối với tài nguyên thông tin khác).

+ Phải trả giá dịch vụ theo quy định của thư viện, quy chế liên kết của nhóm và quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm của thư viện chủ trì.

+ Duy trì và phát triển hệ thống dữ liệu dùng chung.

+ Hỗ trợ quản lý dữ liệu cho các thư viện trong nhóm; cấp quyền sử dụng và khai thác hệ thống.

+ Kiểm soát chất lượng biểu ghi; chỉ đạo sự thống nhất và chuẩn hóa các biểu ghi của các thư viện trong nhóm.

+ Hướng dẫn, hỗ trợ các thư viện trong nhóm về những vấn đề chuyên môn.

Việc đóng góp biểu ghi để tích hợp dữ liệu trong mục lục liên hợp thư viện thực hiện theo cơ chế như thế nào?

Việc đóng góp biểu ghi để tích hợp dữ liệu trong mục lục liên hợp thư viện thực hiện theo cơ chế như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc đóng góp biểu ghi để tích hợp dữ liệu trong mục lục liên hợp thư viện thực hiện theo cơ chế như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Xây dựng mục lục liên hợp
1. Việc xây dựng, quản trị và phát triển mục lục liên hợp thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Xác định vai trò, quyền và nghĩa vụ của các thư viện thành viên tham gia xây dựng mục lục liên hợp; phân công thư viện chủ trì;
b) Thống nhất quy định thực hiện chuẩn hóa về quy trình, nghiệp vụ trong xây dựng các biểu ghi của các thư viện thành viên;
c) Thường xuyên cập nhật biểu ghi phản ánh thực trạng tài nguyên thông tin của thư viện;
d) Gắn việc xây dựng mục lục liên hợp với hoạt động hợp tác trong thu thập, bổ sung và sử dụng tài nguyên thông tin, mượn liên thư viện.
2. Việc đóng góp biểu ghi để tích hợp dữ liệu trong mục lục liên hợp thực hiện theo cơ chế sau:
a) Các thư viện tham gia xây dựng mục lục liên hợp gửi biểu ghi đến thư viện được phân công chủ trì;
b) Các thông tin, dữ liệu trong biểu ghi của thư viện tham gia xây dựng mục lục liên hợp bảo đảm các tiêu chuẩn chung, khi xuất ra đáp ứng đầy đủ các thông tin mô tả cơ bản về tài nguyên thông tin của thư viện gồm: Tên (nhan đề), tên tác giả, thông tin xuất bản, từ khóa, chủ đề, số đăng ký cá biệt, mã xếp giá và các thông tin khác theo yêu cầu đã được thống nhất trong nhóm;
c) Đồng bộ các biểu ghi với hệ thống mục lục liên hợp đối với liên thông trong nước hoặc hệ thống mục lục liên hợp toàn cầu đối với liên thông quốc tế.
3. Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng cấp tỉnh và các thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư có trách nhiệm phối hợp trong cập nhật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phát triển mục lục liên hợp quốc gia.

Như vậy theo quy định trên việc đóng góp biểu ghi để tích hợp dữ liệu trong mục lục liên hợp thực hiện theo cơ chế sau:

- Các thư viện tham gia xây dựng mục lục liên hợp gửi biểu ghi đến thư viện được phân công chủ trì.

- Các thông tin, dữ liệu trong biểu ghi của thư viện tham gia xây dựng mục lục liên hợp bảo đảm các tiêu chuẩn chung, khi xuất ra đáp ứng đầy đủ các thông tin mô tả cơ bản về tài nguyên thông tin của thư viện gồm: Tên (nhan đề), tên tác giả, thông tin xuất bản, từ khóa, chủ đề, số đăng ký cá biệt, mã xếp giá và các thông tin khác theo yêu cầu đã được thống nhất trong nhóm.

- Đồng bộ các biểu ghi với hệ thống mục lục liên hợp đối với liên thông trong nước hoặc hệ thống mục lục liên hợp toàn cầu đối với liên thông quốc tế.

Cơ chế liên thông thư viện được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định cơ chế liên thông thư viện như sau:

- Thư viện được Nhà nước ưu tiên đầu tư chủ trì xây dựng, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện như sau:

+ Tạo lập, chia sẻ dữ liệu, kết quả xử lý, tài nguyên thông tin số theo quy định của pháp luật.

+ Biên soạn, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thư viện dùng chung.

+ Xây dựng và hình thành hệ thống mục lục liên hợp; quản lý các thư viện trong nhóm, kiểm soát chất lượng cơ sở dữ liệu; giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến nghiệp vụ; bảo đảm an toàn, bảo mật và sao lưu hệ thống.

+ Là đầu mối trao đổi tài nguyên thông tin, cung cấp quyền truy cập tài liệu số; phục vụ các yêu cầu sử dụng cá biệt.

- Các thư viện tham gia hợp tác trong việc bổ sung, mua quyền truy cập và chia sẻ tài nguyên thông tin nước ngoài như sau:

+ Tạo lập, xây dựng, chuẩn hóa dữ liệu kết nối, chia sẻ, đóng góp tài nguyên của thư viện cho nhóm dùng chung theo điều lệ, quy chế liên kết.

+ Tham gia xây dựng chính sách về mức độ chia sẻ, quyền truy cập của người sử dụng thư viện; chính sách thu phí, giá dịch vụ theo quy định hiện hành.

+ Tận dụng kết quả xử lý tài nguyên thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin của các thư viện khác phục vụ người sử dụng.

+ Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước phải được liên thông, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả.

Liên thông thư viện Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Liên thông thư viện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Liên thông thư viện Bộ Tài nguyên và môi trường với thư viện trong nước và nước ngoài quy định như thế nào?
Pháp luật
Liên thông thư viện có được thực hiện theo phương thức liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin hay không?
Pháp luật
Có được liên thông thư viện giữa các trường trung học phổ thông không cùng một địa bàn tỉnh hay không?
Pháp luật
Việc đóng góp biểu ghi để tích hợp dữ liệu trong mục lục liên hợp thư viện thực hiện theo cơ chế như thế nào?
Pháp luật
Liên thông thư viện là gì? Việc liên thông thư viện bao gồm những nội dung gì và được thực hiện theo những phương thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Liên thông thư viện
1,089 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Liên thông thư viện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Liên thông thư viện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào