Việc đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện bằng những hình thức nào theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP?

Tôi muốn hỏi việc đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện bằng những hình thức nào theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP? - câu hỏi của chị D.Q (Xuân Lộc)

Việc đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện bằng những hình thức nào theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 61/2023/NĐ-CP có nêu rõ các hình thức đề xuất nội dung hương ước, quy ước như sau:

- Trường hợp Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố đề xuất nội dung cơ bản dự kiến quy định trong hương ước, quy ước

Phải thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư trước khi đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định.

- Trường hợp công dân cư trú tại cộng đồng dân cư đề xuất nội dung cơ bản dự kiến quy định trong hương ước, quy ước

Phải đề nghị Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư thực hiện lấy ý kiến bằng một trong các hình thức sau:

+ Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình tại cộng đồng dân cư:

++ Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố xây dựng kế hoạch tổ chức phát phiếu lấy ý kiến; thành lập Tổ phát phiếu lấy ý kiến có từ 03 đến 05 thành viên và công khai thông tin đến Nhân dân ở thôn, tổ dân phố về nội dung lấy ý kiến, thời điểm, thời hạn lấy ý kiến, thành phần Tổ phát phiếu lấy ý kiến chậm nhất là 02 ngày trước ngày thực hiện việc phát phiếu lấy ý kiến.

++ Mỗi hộ gia đình được phát 01 phiếu lấy ý kiến. Tổ phát phiếu có nhiệm vụ gửi phiếu lấy ý kiến trực tiếp đến từng hộ gia đình, tổ chức thu phiếu theo đúng thời hạn đã được xác định và tổng hợp đầy đủ, khách quan kết quả phiếu lấy ý kiến.

+ Thu thập ý kiến đồng thuận bằng hình thức trực tiếp tại cuộc họp của cộng đồng dân cư tại Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022

+ Biểu quyết trực tuyến hoặc hình thức khác phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.

+ Trường hợp đề xuất của công dân dự kiến quy định trong hương ước, quy ước chưa đạt 10% tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư đồng thuận nhưng xét thấy có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và được Ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư tán thành thì Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định.

Việc đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện bằng những hình thức nào theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP?

Việc đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện bằng những hình thức nào theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)

Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng hình thức nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 61/2023/NĐ-CP có nêu rõ các hình thức trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước như sau:

- Sao gửi dự thảo hương ước, quy ước đến từng hộ gia đình;

- Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật đã được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cộng đồng dân cư;

- Mở hòm thư tiếp nhận ý kiến góp ý;

- Lấy ý kiến trong cuộc họp, hội nghị của cộng đồng dân cư, sinh hoạt của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác ở cộng đồng dân cư hoặc hình thức phù hợp khác.

Việc lựa chọn hình thức lấy ý kiến do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư quyết định và thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở cộng đồng dân cư.

Việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 61/2023/NĐ-CP có nêu rõ như sau:

Soạn thảo nội dung hương ước, quy ước
Việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện như sau:
1. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư lựa chọn người tham gia và thành lập Tổ soạn thảo hương ước, quy ước.
2. Tổ soạn thảo hương ước, quy ước bao gồm các thành viên là đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm sống và hiểu biết về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương. Đối với cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì Tổ soạn thảo phải có thành viên là già làng, trưởng bản và người biết tiếng dân tộc.
3. Theo sự điều hành của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Tổ soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 và lấy ý kiến, thông qua, chuẩn bị hồ sơ công nhận hương ước, quy ước theo quy định tại các điều 9, 10 và 11 Nghị định này.

Theo đó, việc soạn thảo hương ước, quy ước sau khi đề xuất nội dung được thực hiện theo quy định trên.

Hương ước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hương ước, quy ước là gì?
Pháp luật
Nội dung của việc rà soát, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư thực hiện hằng năm như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn niêm yết dự thảo hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư theo quy định là bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Quyết định bãi bỏ hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư do có nội dung trái với quy định pháp luật được gửi đến tổ chức nào?
Pháp luật
Hình thức hương ước, quy ước được quy định như thế nào? Việc soạn thảo nội dung của hương ước, quy ước được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Nghị định 61/2023/NĐ-CP về nguyên tắc xây dựng thực hiện hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư? Mục đích của việc xây dựng thực hiện hương ước, quy ước là gì?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi quyết định công nhận hương ước cho Tổ trưởng tổ dân phố trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Việc thông qua hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế thực hiện theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Thống kê, báo cáo về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước gồm những nội dung gì theo quy định?
Pháp luật
Việc đề xuất nội dung hương ước, quy ước được thực hiện bằng những hình thức nào theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Hương ước quy ước được thông qua khi nào? Thực hiện thông qua hương ước, quy ước bằng hình thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hương ước
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
816 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hương ước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hương ước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào