Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ 2025 như thế nào? Tài sản nào không được kê biên trong thi hành án dân sự?
Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ 2025 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 62/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 152/2024/NĐ-CP có quy định về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản như sau:
- Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự không thu hồi được giấy tờ có liên quan đến tài sản quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 106 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì có văn bản nêu rõ lý do, gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ có liên quan đến tài sản để thực hiện việc hủy giấy tờ cũ, cấp giấy tờ mới theo quy định.
- Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật mà không thu hồi được Giấy chứng nhận thì thực hiện như sau:
+ Cơ quan thi hành án dân sự gửi văn bản kiến nghị thu hồi Giấy chứng nhận đến Ủy ban nhân dân có thẩm quyền đối với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu hoặc tổ chức đăng ký đất đai hoặc chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai quy định tại khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai 2024 đối với Giấy chứng nhận đã cấp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;
+ Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền nêu trên quyết định thu hồi, hủy Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã cấp. Việc cấp, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở.
*Nghị định 152/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2025.
Việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ 2025 như thế nào? Tài sản nào không được kê biên trong thi hành án dân sự? (Hình từ internet)
Tài sản nào không được kê biên trong thi hành án dân sự?
Căn cứ tại Điều 87 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định về tài sản không được kê biên như sau:
- Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
- Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:
+ Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
+ Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
+ Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
+ Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
+ Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
+ Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.
- Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
+ Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
+ Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
+ Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Trường hợp nào cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án?
Căn cứ tại Điều 107 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định về cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án như sau:
- Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án trong các trường hợp sau đây:
+ Tài sản của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản đó có thể khai thác để thi hành án;
+ Người được thi hành án đồng ý cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
- Chấp hành viên phải ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản. Quyết định ghi rõ hình thức khai thác; số tiền, thời hạn, thời điểm, địa điểm, phương thức nộp tiền cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
Quyết định cưỡng chế khai thác tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, đăng ký đối với tài sản đó và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản.
Việc thực hiện giao dịch, chuyển giao quyền sở hữu tài sản đối với tài sản đang khai thác phải được sự đồng ý của Chấp hành viên.
Trên đây là những trường hợp cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 5 tháng 12 là Ngày Quốc khánh Thái Lan? 5 12 người Thái Lan làm việc tại Việt Nam có được nghỉ làm?
- Tăng tiền thưởng định kỳ hằng năm của người làm trong quân đội lên cao nhất 18,72 triệu đồng theo Thông tư 95/2024 đúng không?
- Dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát từ ngày 1/1/2025 thực hiện như thế nào?
- Dịch vụ Online Banking là gì? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking có trách nhiệm gì trong bảo mật thông tin khách hàng theo Thông tư 50/2024?
- Mẫu đơn đề nghị hợp nhất hội mới nhất? Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị hợp nhất hội như thế nào?