Việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Ngày 01/3/2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 26/2024/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
Cụ thể theo Điều 8 Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy định về việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như sau:
(1) Hình thức:
Cơ quan, tổ chức thực hiện hợp tác có trách nhiệm chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo một trong các hình thức sau đây:
- Đăng tải thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trên cổng/trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, tổ chức mình.
- In ấn, phát hành các ấn phẩm về kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
(2) Nội dung:
Nội dung chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp:
- Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có nội dung về hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
- Văn kiện chương trình, dự án, phi dự án có nội dung hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có).
- Nội dung hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp thuộc chương trình, dự án, phi dự án khi kết thúc chương trình, dự án, phi dự án; kết quả hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp khi kết thúc hoạt động mà không thuộc chương trình, dự án, phi dự án.
(3) Việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các cam kết tại thỏa thuận quốc tế, văn kiện chương trình, dự án, phi dự án ký kết giữa các cơ quan, tổ chức Việt Nam và các nhà tài trợ, đối tác nước ngoài.
(4) Bộ Tư pháp xây dựng, quản lý và cập nhật thông tin, kết quả hợp tác từ các báo cáo tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp hằng năm của các cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 9 Nghị định 26/2024/NĐ-CP, thông tin được chia sẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 26/2024/NĐ-CP vào cơ sở dữ liệu hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, chia sẻ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp phù hợp với quy định pháp luật có liên quan.
Việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo cụ thể như sau:
- Hằng năm, cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình đến Bộ Tư pháp trước ngày 25 tháng 12 của năm báo cáo.
Nội dung báo cáo theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
- Các hội, quỹ xã hội, tổ chức khoa học có trách nhiệm báo cáo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước theo quy định pháp luật có liên quan về tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trước ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo.
Nội dung báo cáo theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
- Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trong phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng 01 năm kế tiếp.
Việc hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
(2) Không ký kết, thực hiện các hoạt động hợp tác phương hại đến lợi ích, an ninh quốc gia.
(3) Chủ động lựa chọn và thúc đẩy những nội dung hợp tác mà Việt Nam có nhu cầu, phù hợp với thực tiễn, điều kiện của Việt Nam, chủ trương, định hướng của Đảng về đối ngoại, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quy định pháp luật có liên quan.
(4) Bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, thúc đẩy hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm hợp tác tốt với Việt Nam, chú trọng tính bền vững của hoạt động hợp tác.
(5) Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, thiết thực và đề cao trách nhiệm trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?