Việc cấp Giấy phép xuất khẩu thuốc pháo nổ tại Cục Cảnh sát QLHC về TTXH được thực hiện theo thủ tục thế nào?
Việc cấp Giấy phép xuất khẩu thuốc pháo nổ tại Cục Cảnh sát QLHC về TTXH được thực hiện theo thủ tục thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, tiểu mục 32 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022. Việc cấp Giấy phép xuất khẩu thuốc pháo nổ tại Cục Cảnh sát QLHC về TTXH được thực hiện theo thủ tục như sau:
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trung ương có nhu cầu cấp giấy phép xuất khẩu thuốc pháo nổ nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính.
+ Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.
Nếu hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, giao giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cho người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giao nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ và trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến nêu rõ lý do không tiếp nhận hồ sơ.
+ Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu thuốc pháo nổ đến nhận giấy phép xuất khẩu thuốc pháo nổ hoặc nhận qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính.
- Cách thức thực hiện:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an;
+ Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
+ Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, doanh nghiệp.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xuất khẩu thuốc pháo nổ.
- Lệ phí (nếu có): 150.000 đồng/01 giấy phép.
Việc cấp Giấy phép xuất khẩu thuốc pháo nổ tại Cục Cảnh sát QLHC về TTXH được thực hiện theo thủ tục thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu thuốc pháo nổ gồm những gì?
Hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu thuốc pháo nổ được lập theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, tiểu mục 32 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022.
Cụ thể bao gồm những nội dung sau:
- Văn bản đề nghị trong đó nêu cụ thể chủng loại, số lượng thuốc pháo nổ, phương tiện vận chuyển;
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy giới thiệu;
- Bản sao Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân.
Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu thuốc pháo nổ có được vận chuyển thuốc pháo nổ hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:
Cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ
1. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp pháo hoa nổ thì được phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
Theo quy định thì tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xuất khẩu thuốc pháo nổ thì được thực hiện việc vận chuyển thuốc pháo nổ.
Theo đó, việc vận chuyển thuốc pháo nổ thực hiện theo quy định sau đây:
- Phải có giấy phép vận chuyển hoặc mệnh lệnh vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền;
- Người và phương tiện chuyên dùng vận chuyển thuốc pháo nổ phải đáp ứng yêu cầu về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
- Sử dụng phương tiện chuyên dùng bảo đảm điều kiện vận chuyển thuốc pháo nổ và bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;
- Không được chở thuốc pháo nổ và người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;
- Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển thuốc pháo nổ ở nơi đông người, khu vực dân cư, gần trạm xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan Quân sự, cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết và có phương án bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, hư hỏng, mất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?