Việc cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu thủy sản sản xuất tại các cơ sở ngoài danh sách ưu tiên được quy định thế nào?
Việc thẩm định, cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu thủy sản sản xuất tại các cơ sở ngoài danh sách ưu tiên được quy định ra sao?
Quá trình thẩm định, cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu sản xuất tại các cơ sở ngoài danh sách ưu tiên được quy định tại Điều 32 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 02 ngày kể từ khi lô hàng hoàn thành thủ tục thông quan để xuất khẩu hoặc căn cứ theo quy định của thị trường nhập khẩu về ngày ban hành chứng thư, Chủ hàng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết trong mẫu Chứng thư theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu cho Cơ quan thẩm định để cấp Chứng thư;
- Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan thẩm định cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu, Chứng thư cho lô hàng quá cảnh, tạm nhập, tái xuất theo mẫu tương ứng (khi có yêu cầu) nếu kết quả thẩm định, kiểm nghiệm của lô hàng đạt yêu cầu;
- Trường hợp lô hàng thủy sản sống, tươi ướp đá, Cơ quan thẩm định được phép cấp chứng thư cho lô hàng trong khi chờ kết quả kiểm nghiệm và thực hiện xử lý kết quả kiểm nghiệm như sau:
+ Cơ quan thẩm định gửi kết quả kiểm nghiệm cho Chủ hàng trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày có đủ kết quả kiểm nghiệm;
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày kết quả kiểm nghiệm được gửi cho Chủ hàng, nếu Chủ hàng có ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm nghiệm, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thực hiện theo quy định tại điểm 2 mục 8 Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT.
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày kết quả kiểm nghiệm được gửi cho Chủ hàng, nếu Chủ hàng không có ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm nghiệm, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận gửi cho Chủ hàng Thông báo lô hàng không đạt.
Trong đó nêu rõ lý do không đạt, yêu cầu Chủ hàng điều tra nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý đối với lô hàng và lập báo cáo giải trình gửi Cơ quan kiểm tra, chứng nhận.
- Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày thẩm định, nếu Chủ hàng không cung cấp đầy đủ thông tin cho Cơ quan thẩm định để thẩm định, cấp Chứng thư, Chủ hàng phải thực hiện đăng ký thẩm định theo quy định về đăng ký kiểm tra.
Việc cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu sản xuất tại các cơ sở ngoài danh sách ưu tiên được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Chứng thư của lô hàng xuất khẩu thủy sản được cấp lại trong những trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT có quy định về việc cấp lại Chứng thư như sau:
Cấp lại Chứng thư
1. Khi Chứng thư đã cấp bị thất lạc, hư hỏng hoặc có thay đổi thông tin (trừ các thay đổi về định danh sản phẩm, khối lượng, quy cách sản phẩm, truy xuất nguồn gốc của lô hàng, nội dung đã thẩm định, chứng nhận về chất lượng, an toàn thực phẩm/an toàn bệnh thủy sản trong chứng thư đã cấp) hoặc có đề nghị của Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập, tái xuất, Chủ hàng có văn bản đề nghị cấp lại Chứng thư trong đó nêu rõ lý do gửi Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; hoặc thư điện tử.
Như vậy, theo quy định trên thì Chứng thư sẽ được cấp lại trong những trường hợp sau:
- Chứng thư đã cấp bị thất lạc, hư hỏng;
- Có thay đổi thông tin (trừ các thay đổi về định danh sản phẩm, khối lượng, quy cách sản phẩm, truy xuất nguồn gốc của lô hàng, nội dung đã thẩm định, chứng nhận về chất lượng, an toàn thực phẩm/an toàn bệnh thủy sản trong chứng thư đã cấp);
- Có đề nghị của Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập, tái xuất.
Theo đó, khi cấp lại Chứng thư, Chủ hàng có văn bản đề nghị cấp lại Chứng thư trong đó nêu rõ lý do gửi Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức:
- Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện;
- Thư điện tử.
Cơ sở nào không được cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, các cơ sở không được cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu bao gồm:
- Cơ sở bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu thông báo tạm dừng nhập khẩu hoặc bị áp dụng biện pháp dừng cấp chứng thư, tạm dừng xuất khẩu theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành biện pháp quản lý trên cơ sở có yêu cầu của thị trường nhập khẩu;
- Cơ sở có kết quả thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm xếp hạng 4;
- Cơ sở bị tạm đình chỉ sản xuất:
+ Theo quy định tại Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và Điều 33 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007;
+ Hoặc các quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Như vậy, Cơ quan thẩm định không cấp Chứng thư cho các lô hàng xuất khẩu được sản xuất tại các Cơ sở nêu trên.
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?