Vì sao lại miễn nhiệm Chủ tịch nước? Việc miễn nhiệm Chủ tịch nước hiện nay được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Vì sao lại miễn nhiệm Chủ tịch nước?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 có định nghĩa về cán bộ như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo đó, cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh trong Nhà nước theo nhiệm kỳ. Do đó, Chủ tịch nước được xem là cán bộ.
Căn cứ vào Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về miễn nhiệm đối với cán bộ như sau:
Xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm
1. Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó thì cán bộ sẽ được miễn nhiệm trong 4 trường hợp kể trên. Do đó, việc miễn nhiệm Chủ tịch nước cũng được thực hiện theo 4 trường hợp nêu trên là:
- Chủ tịch nước không đủ sức khỏe
- Chủ tịch nước không đủ năng lực, uy tín
- Miễn nhiệm Chủ tịch nước theo yêu cầu nhiệm vụ
- Miễn nhiệm Chủ tịch nước vì lý do khác.
Chiều ngày 17/01/2023 vừa qua, sau cuộc họp bất thường thì Quốc hội đã quyết định miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sau khi xem xét nguyện vọng cá nhân của nguyên Chủ tịch nước.
Do đó, trường hợp miễn nhiệm Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Xuân Phúc có thể thuộc trường họp vì lý do khác theo quy định trên.
Vì sao lại miễn nhiệm Chủ tịch nước? Việc miễn nhiệm Chủ tịch nước hiện nay được thực hiện theo trình tự như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự miễn nhiệm Chủ tịch nước hiện nay được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào Điều 39 Nội quy ban hành kèm theo Nghị quyết 102/2015/QH13 quy định về trình tự miễn nhiệm Chủ tịch nước hiện nay như sau:
- Cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền trình Quốc hội bầu, bổ nhiệm Chủ tịch nước sẽ miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm Chủ tịch nước;
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
- Đại diện cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội;
- Trước khi Quốc hội thảo luận, người được đề nghị miễn nhiệm, người bị đề nghị bãi nhiệm, cách chức có quyền phát biểu ý kiến tại phiên họp toàn thể;
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
- Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín;
- Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết;
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết miễn nhiệm hoặc đề nghị miễn nhiệm Chủ tịch nước.
Trình tự miễn nhiệm Chủ tịch nước sẽ thực hiện thế nào theo quy định mới trong thời gian tới?
Ngày 15/11/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 71/2022/QH15 thay thế cho Nghị quyết 102/2015/QH13.
Trong đó, trình tự miễn nhiệm Chủ tịch nước trong thời gian tới sẽ được thực hiện theo khoản 1 Điều 43 Nội quy ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
- Cơ quan, người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu trình Quốc hội miễn nhiệm chứng danh.
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
- Đại diện cơ quan hoặc người có thẩm quyền báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
- Quốc hội thảo luận. Trước khi Quốc hội thảo luận, người được đề nghị miễn nhiệm, người bị đề nghị bãi nhiệm, cách chức có quyền phát biểu ý kiến;
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
- Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức bằng hình thức bỏ phiếu kín;
- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức;
- Quốc hội thảo luận;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Nghị quyết 71/2022/QH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?