Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản bị xử phạt bao nhiêu tiền từ ngày 20/5/2024?
Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Theo đó, hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản bị xử phạt như sau:
- Hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
- Hành vi nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP).
Do đó, tổ chức có hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản có thể bị phạt lên đến 100.000.000 đồng.
Hiện hành, việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu giống thủy sản được quy định tại Điều 11 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về xuất khẩu giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng, trường hợp không đủ điều kiện để thả lại môi trường sống của chúng thì tiêu hủy theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, quy định mới đã bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm nhập khẩu giống thủy sản và giảm số tiền xử phạt đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện (giảm từ mức 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng xuống mức 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng).
Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản bị xử phạt bao nhiêu tiền từ ngày 20/5/2024? (Hình từ Internet)
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản ra sao?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản bao gồm:
- Đối với hành vi vi phạm quy định xuất khẩu thuỷ sản: Buộc thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng hoặc buộc chuyển đổi mục đích sử dụng, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy giống thủy sản;
- Đối với hành vi vi phạm quy định nhập khẩu thuỷ sản: Buộc tái xuất giống thuỷ sản, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy giống thủy sản.
Những đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản.
- Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản, bao gồm:
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 gồm:
++ Doanh nghiệp tư nhân
++ Công ty cổ phần
++ Công ty trách nhiệm hữu hạn
++ Công ty hợp danh
++ Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 gồm:
++ Hợp tác xã
++ Liên hiệp hợp tác xã,
- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, chủ tàu cá thực hiện hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?