Vay tiền online là gì? Vay tiền online nhưng không trả thì bị phạt bao nhiêu tiền và có bị phạt tù không?

Anh chị cho tôi hỏi khi vay tiền online nhưng tôi không trả thì có thể bị phạt tiền hay phạt tù không? Tôi cảm ơn!

Vay tiền online là gì?

Vay tiền online trước hết là một hình thức vay tiền thông qua hợp đồng vay tài sản.

Căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Như vậy, vay tiền online là hình thức vay tiền thông qua hợp đồng vay tiền. Trong đó các bên ký kết hợp đồng vay được thực hiện thông qua mạng internet hoặc qua các app vay tiền.

Ứng dụng vay tiền trực tuyến (app vay tiền online) thực chất là một ứng dụng cho vay tín chấp, người đi vay không cần có tài sản đảm bảo và người cho vay thì dựa vào uy tín của người đi vay về thu nhập và khả năng trả nợ để cho vay.

Các giao dịch vay tiền online được thực hiện trực tuyến, thông qua các trang web, các sàn giao dịch trực tuyến hoặc các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại di động thông minh (smart phone).

Việc vay và cho vay tiền qua app rất thuận lợi, người có nhu cầu vay tiền nhanh chóng được đáp ứng với một số thao tác đăng ký đơn giản trên máy tính như: tải app, điền thông tin cá nhân, số tài khoản nhận tiền, gửi ảnh chụp cá nhân và chứng minh nhân dân, đồng ý cho app truy cập danh bạ cá nhân.

Hiện tại có rất nhiều ngân hàng và các tổ chức đã triển khai các app vay tiền online nhằm tạo điều kiện đơn giản hóa hình thức vay tiền đối với người dân. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều đối tượng sử dụng app vay tiền online nhằm mục đích cho vay nặng lãi với lãi suất cực kỳ cao. Do đó người dân cần hết sức cẩn thận và cần lựa chọn những app vay tiền có uy tín để vay cho phù hợp.

Tải về mẫu hợp đồng vay tiền mới nhất 2023: Tại Đây

Vay tiền online là gì? Vay tiền online nhưng không trả có thể bị phạt tù lên đến 20 năm theo quy định của pháp luật hình sự?

Vay tiền online là gì? Vay tiền online nhưng không trả thì bị phạt bao nhiêu tiền và có bị phạt tù không? (Hình từ internet)

Hệ quả khi vay tiền online nhưng không trả? Vay tiền online mà không trả bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo đó, trong trường hợp bên vay đi vay tiền thông qua hình thức vay tiền online thì phải có nghĩa vụ trả tiền bao gồm gốc cả tiền gốc và lãi.

Trong trường hợp người đi vay tiền online không trả nợ có thể bị xử lý như sau:

Người vay phải trả lãi tiền vay khi vay tiền online

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về trường hợp người đi vay tiền online tại các tổ chức hợp pháp phải trả lãi tiền vay như sau:

- Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

+ Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

+ Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Bị bên cho vay “nhắc nợ”

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của bên cho vay như sau:

7. Điểm đ khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“đ) Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;”

Theo đó, bên cho vay có quyền nhắc nợ thông qua một số hình thức như nhắn tin, gọi điện, gửi mail,… . Tuy nhiên cần phải đảm bảo số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp người vay tiền online nhưng không trả

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong trường hợp có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả tiền:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả

Theo đó, trong trường hợp bên vay tiền có tiền nhưng không trả khi vay tiền online thì có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự khi vay tiền online nhưng không trả?

Trong trường hợp người đi vay tiền online vay tiền online nhưng không trả tiền thì có thể bị xử phạt với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Căn cứ theo quy định tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về xử phạt với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

- Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Một số lưu ý khi đi vay tiền online?

Khi vay tiền qua app, người vay cần phải tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin trên website như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả,…) mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch.

Hiện nay, ngoài các tổ chức cho vay truyền thống hợp pháp hoạt động công khai, minh bạch thì đã xuất hiện rất nhiều app cho vay tiền núp dưới hình thức “tín dụng đen”, cho vay với lãi suất “cắt cổ”. Để phân biệt, người dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin điều khoản, dịch vụ, các quy định về lãi, phí, hạn mức trả nợ… trước khi quyết định vay tiền qua app.

Như vậy, trong trường hợp người đi vay tiền online nhưng không trả mà phạm Tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị phạt tù đến 20 năm.

Vay tiền online
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vay tiền thông qua app vay tiền lãi suất tối đa là bao nhiêu? Phần lãi suất vượt quá lãi tối đa xử lý như thế nào?
Pháp luật
Năm 2024, vay tiền qua app online không trả có bị nợ xấu không? Vay tiền qua app online không trả bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Ứng dụng vay tiền online là gì? Vay tiền online không trả có bị nợ xấu? Mức lãi suất cho vay tiền online tối đa?
Pháp luật
Hình thức vay tiền online có hợp pháp không? Sử dụng nhầm app tín dụng đen để vay tiền online mà không có khả năng chi trả thì phải giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Danh sách các ngân hàng cho vay online hiện nay? Cá nhân không được vay online quá 100 triệu đồng?
Pháp luật
Người vay tiền online thông qua app có bị dính nợ xấu ngân hàng khi không trả được nợ hay không?
Pháp luật
Vay tiền online là gì? Vay tiền online nhưng không trả thì bị phạt bao nhiêu tiền và có bị phạt tù không?
Pháp luật
Thực hiện vay tiền online qua app thì người vay có nghĩa vụ trả nợ hay không? Người vay tiền bỏ trốn do không có khả năng chi trả thì có bị phạt tù hay không?
Pháp luật
Lỡ vay tiền online với lãi suất khủng thì người vay cần làm gì khi không có khả năng chi trả? App vay tiền online có hành vi cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vay tiền online
45,088 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vay tiền online

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vay tiền online

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào