Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện ký hợp đồng lao động với lái xe, bảo vệ, phục vụ thì áp dụng bảng lương và tăng lương như thế nào?
- Đối tượng nào được ký kết hợp đồng lao động để thực hiện các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính?
- Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện ký hợp đồng lao động với lái xe, bảo vệ, phục vụ thì áp dụng bảng lương và tăng lương như thế nào?
- Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên của lái xe, bảo vệ, phục vụ khi áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức?
Đối tượng nào được ký kết hợp đồng lao động để thực hiện các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP có quy định về đối tượng được ký kết hợp đồng để thực hiện các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính như sau:
Các công việc thực hiện hợp đồng
1. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, gồm:
a) Lái xe, bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Công việc hỗ trợ, phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 111/2022/NĐ-CP có quy định:
Hình thức, các loại hợp đồng và điều kiện ký kết hợp đồng
1. Các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định này được ký kết hợp đồng bằng văn bản; trường hợp giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì có giá trị như hợp đồng bằng văn bản. Các loại hợp đồng được ký kết bao gồm:
a) Hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định tại Nghị định này.
Như vậy, các công việc lái xe, lễ tân, tạp vụ là công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính nhà nước được giao kết hợp đồng lao động.
Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện ký hợp đồng lao động với lái xe, bảo vệ, phục vụ thì áp dụng bảng lương và tăng lương như thế nào?
Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện ký hợp đồng lao động với lái xe, bảo vệ, phục vụ thì áp dụng bảng lương và tăng lương như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP có quy định về quyền lợi của người lao động như sau:
2. Quyền lợi của người lao động
a) Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức: Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức;
b) Người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này không được tính trong biên chế được cấp có thẩm quyền giao, được áp dụng chế độ, chính sách theo quy định tại Mục II Chương II Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác của pháp luật về chế độ, chính sách đối với công chức; khi thôi đảm nhiệm các công việc quy định tại khoản 2 Điều 4 thì không tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm này và chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động để làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này nếu người lao động có nhu cầu. Việc tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm và các nội dung khác liên quan đến công tác cán bộ thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ quan quản lý;
Như vậy, đối với công việc lái xe, bảo vệ, phục vụ trong văn phòng UBND, HĐND cấp huyện thì tùy hình thức: Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức.
Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên của lái xe, bảo vệ, phục vụ khi áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) có quy định:
Phạm vi và đối tượng
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
...
c) Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Ngoài ra, tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV có quy định:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
...
2.Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:
...
b) Đối với viên chức và người lao động:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Như vậy, đối với lái xe, bảo vệ, phục vụ khi áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức là đối tượng được xét nâng lương thường xuyên khi đáp ứng các tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?