Vận động viên thi đấu thể thao mà sử dụng chất kích thích thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao là gì?
Theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao sẽ bị xử phạt bằng hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm. Cụ thể như sau:
"Điều 3. Hình thức xử phạt
1. Các hình thức xử phạt chính
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
b) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao được sử dụng để vi phạm hành chính;
c) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng;
đ) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
e) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng;
g) Đình chỉ việc tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
h) Đình chỉ việc tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng."
"Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
2. Buộc hủy bỏ kết quả phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao.
3. Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao; kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao; thành tích thi đấu thể thao.
4. Buộc tiêu hủy tài liệu hướng dẫn sử dụng phương pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
5. Buộc xin lỗi công khai."
Vận động viên thi đấu thể thao mà sử dụng chất kích thích thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng chất kích thích trong thi đấu thể thao là gì?
Đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao, mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 6. Vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này."
Như vậy, mức xử phạt đối với vận động viên có hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao là phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng và đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng. Ngoài ra, vận động viên vi phạm quy định về cấm sử dụng sử dụng chất kích thích trong thi đấu thể thao bị buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm.
Mức xử phạt đối với hành vi gian lận trong hoạt động thể thao là gì?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, hành vi gian lận trong hoạt động thể thao phải chịu mức xử phạt như sau:
Điều 8. Vi phạm quy định về cấm gian lận trong hoạt động thể thao
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian lận về tên, tuổi, giới tính, thành tích để được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao hoặc tham gia thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bao che, dụ dỗ, ép buộc người khác gian lận trong hoạt động thể thao.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/NHN/nam-gioi-ban-dam-co-bi-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-hay-khong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250201/muc-chi-xu-phat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/phat-hanh-chinh-thue.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022/TuanKiet/220908/lap-bien-ban.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/3/10/HN/gia-han-giay-phep-lao-dong.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NPDT/051224/tai-pham-trong-vi-pham-hanh-chinh-la-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/xu-phat-vphc-linh-vuc-dat-dai.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/271124/giao-quyen-xu-phat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/PTTQ/12112024/trach-nhiem-hanh-chinh-la-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022/2/23/HH/thue-mon-bai-2.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/Lan%20Anh/THI%E1%BA%BET%20K%E1%BA%BE%20H%C3%8CNH/21.05.2022/lap-bien-ban-1.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 1C mẫu hồ sơ yêu cầu dịch vụ phi tư vấn 2025 theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT? Tải về mẫu số 1C?
- Dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA phải lập đề xuất dự án khi nào? Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?
- Hành lang an toàn đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào? Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ra sao?
- Mẫu đơn đề nghị sáp nhập hội mới nhất? Hướng dẫn làm đơn đề nghị sáp nhập hội như thế nào?
- Thủ tục gia hạn hoặc điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Quyết định 3278 như thế nào?