Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải có nội dung gì?
Quyền, nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng cạnh tranh được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng cạnh tranh như sau:
- Bên khiếu nại có quyền và nghĩa vụ thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ và chứng minh cho khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền và nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
- Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phản đối khiếu nại, yêu cầu của người khác đối với mình có quyền chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
- Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 80 Luật Cạnh tranh 2018.
Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Những tình tiết, sự kiện nào không phải chứng minh trong tố tụng cạnh tranh?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh trong tố tụng cạnh tranh gồm:
- Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoặc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thừa nhận.
- Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp, giao nộp văn bản xuất trình văn bản gốc, bản chính.
- Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản mà một bên đưa ra thì bên đưa ra tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản đó không phải chứng minh. Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận hoặc không phản đối của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.
Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải có nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh
1. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh bằng văn bản.
2. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan, tổ chức, cá nhân bị kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Tóm tắt hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh;
d) Lý do cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
đ) Thời gian, phạm vi và biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh cần được áp dụng và các kiến nghị cụ thể khác.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan được yêu cầu phải ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp cơ quan được yêu cầu từ chối áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy theo quy định trên văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm.
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan, tổ chức, cá nhân bị kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Tóm tắt hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
- Lý do cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Thời gian, phạm vi và biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh cần được áp dụng và các kiến nghị cụ thể khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?