Ủy ban nhân dân cấp huyện đánh giá, xem xét, quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật như thế nào?
Quy trình Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đánh giá, xem xét, quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2021/TT-BTP quy định quy trình Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đánh giá, xem xét, quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật như sau:
Bước 1: Phòng Tư pháp tiếp nhận, rà soát, kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của xã, phường, thị trấn; yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có). Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu chậm nhất trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Bước 2: Tổ chức cuộc họp Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật hoặc lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên Hội đồng để tư vấn, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của xã, phường, thị trấn;
Bước 3: Căn cứ kết quả tư vấn, thẩm định của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, Phòng Tư pháp hoàn thiện hồ sơ và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (bằng bản giấy hoặc bản điện tử) xem xét, quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Hồ sơ trình bao gồm:
- Hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của xã, phường, thị trấn.
- Báo cáo thẩm định của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật kèm theo biên bản cuộc họp hoặc Bản tổng hợp ý kiến thẩm định của thành viên Hội đồng (nếu không tổ chức cuộc họp).
- Bản tổng hợp điểm số của các tiêu chí, chỉ tiêu của từng xã, phường, thị trấn do Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật thẩm định; dự thảo Quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật kèm theo danh sách xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và danh sách xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và công bố kết quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trước ngày 10 tháng 02 của năm liền kề sau năm đánh giá. Việc công bố kết quả thực hiện trên Cổng (hoặc Trang) thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp huyện đánh giá, xem xét, quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành phần Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật bao gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTP quy định như sau:
Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật
1. Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật (sau đây gọi chung là Hội đồng) tư vấn, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thẩm định, đánh giá hồ sơ, kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu và điều kiện công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
b) Tư vấn các sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả, xử lý hạn chế, tồn tại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu;
c) Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
2. Thành phần Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Trưởng Phòng Tư pháp; mời đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
c) Ủy viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến các tiêu chí, chỉ tiêu; đại diện lãnh đạo Công an cấp huyện; mời đại diện lãnh đạo Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo cấp huyện tham gia Hội đồng;
d) Thư ký Hội đồng: Công chức Phòng Tư pháp.
...
Như vậy theo quy định trên thành phần Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Trưởng Phòng Tư pháp; mời đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
- Ủy viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến các tiêu chí, chỉ tiêu; đại diện lãnh đạo Công an cấp huyện; mời đại diện lãnh đạo Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo cấp huyện tham gia Hội đồng;
- Thư ký Hội đồng: Công chức Phòng Tư pháp.
Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTP quy định Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật có nhiệm vụ như sau:
- Thẩm định, tham gia ý kiến về hồ sơ, kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu và điều kiện công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Tư vấn các sáng kiến, giải pháp và việc tổ chức thực hiện các sáng kiến, giải pháp đối với các tiêu chí, chỉ tiêu.
- Tham dự đầy đủ cuộc họp Hội đồng. Trường hợp không thể tham dự cuộc họp mà có lý do chính đáng thì phải gửi ý kiến bằng văn bản về các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này cho Phòng Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng.
- Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, điều phối hoạt động chung và triệu tập, chủ trì cuộc họp Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ chủ trì cuộc họp và thực hiện các công việc do Chủ tịch Hội đồng ủy quyền khi vắng mặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?