Uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn? Mức xử phạt nồng độ cồn hiện nay được quy định như thế nào?
Uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn?
Hiện nay, không có một quy định hay một con số chính xác để biết uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn, bởi cảnh sát giao thông đang kiểm tra nồng độ cồn thông qua việc đo qua ống thở. Nếu có trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, bác sĩ kiểm tra nồng độ cồn thông qua việc lấy mẫu máu để xét nghiệm.
Bạn phải xem mình uống lượng rượu bao nhiêu, nồng độ cồn trong rượu bao nhiêu. Nếu uống càng nhiều thì nồng độ càng cao. Đồng thời, người uống cần phải xem xét các yếu tố khác, ví dụ như nếu uống lúc đói thì hấp thụ rượu càng nhanh. Những người uống rượu kéo dài, uống triền miên thì rượu tồn tại trong người sẽ lâu hơn. Một số trường hợp cá biệt thì phụ thuộc vào cơ thể
Nhiều chuyên gia về y tế hiện nay cũng khẳng định, không có con số chính xác để xác định uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn, bởi việc xác định nồng độ cồn còn phải dựa vào đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân cũng như tốc độ đào thải của gan mỗi người và lượng rượu, bia mỗi người nạp vào người.
Theo đó, hiện nay không có một quy định, tiêu chuẩn nào để biết uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn. Do đó, khi đã uống rượu bia thì không nên lái xe để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người tham gia giao thông xung quanh mình.
Uống rượu bao lâu thì hết nồng độ cồn? Mức xử phạt nồng độ cồn hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Mức xử phạt nồng độ cồn hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định hiện hành, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 đối với xe ô tô:
Nồng độ cồn | Mức phạt tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (điểm e khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (điểm g khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
(2) Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với xe máy:
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
(3) Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe):
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. | Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (điểm c khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (điểm d khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (điểm b khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (điểm đ khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. | Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (điểm e khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
(4) Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với xe đạp:
Nồng độ cồn | Mức tiền |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) |
Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia?
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020 thì:
Đơn vị cồn là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau về lượng cồn nguyên chất. Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong dung dịch uống.
Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia như sau:
Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi) |
Ví dụ: chai bia 330ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là:
330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.
Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với:
- 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml (5%);
- Một chai hoặc một lon nước trái cây/cider/strongbow có cồn loại 330ml (4,5%);
- Một cốc bia hơi 330 ml (4%);
- Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);
- Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?