Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm thủy sản sản xuất từ cơ sở trong Danh sách ưu tiên theo quy định mới như thế nào?

Cho tôi hỏi tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm sản xuất từ cơ sở trong Danh sách ưu tiên theo quy định mới là bao nhiêu? - Thắc mắc gửi từ Quảng Bình của chú Trung Nguyên.

Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm thủy sản sản xuất tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên là bao nhiêu?

Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm sản xuất tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.

Cụ thể như sau:

- Đối với sản phẩm rủi ro thấp:

+ Chế độ thẩm tra đặc biệt:

++ Vi sinh vật: 1%

++ Hóa học: 2%

+ Chế độ thẩm tra hạng 1:

++ Vi sinh vật: 5%

++ Hóa học: 10%

+ Chế độ thẩm tra hạng 2:

++ Vi sinh vật: 10%

++ Hóa học: 20%

- Đối với sản phẩm rủi ro cao:

+ Chế độ thẩm tra đặc biệt:

++ Vi sinh vật: 2%

++ Hóa học: 5%

+ Chế độ thẩm tra hạng 1:

++ Vi sinh vật: 10%

++ Hóa học: 15%

+ Chế độ thẩm tra hạng 2:

++ Vi sinh vật: 20%

++ Hóa học: 20%

Trong đó, các sản phẩm rủi ro cao và sản phẩm rủi ro thấp được xác định như sau:

(1) Sản phẩm rủi ro cao bao gồm:

- Thủy sản và sản phẩm thủy sản ăn liền.

- Thủy sản và sản phẩm thủy sản có mối nguy ATTP gắn liền với loài:

+ Nhuyễn thể hai mảnh vỏ chưa được giám sát trong Chương trình giám sát quốc gia;

+ Thủy sản có mối nguy độc tố tự nhiên;

+ Thủy sản có mối nguy histamine (trừ nước mắm và sản phẩm dạng mắm).

- Thủy sản và sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng chưa được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP hoặc các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được hưởng quy chế ưu đãi như VietGAP trong kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.

- Thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất khẩu đã qua xử lý nhiệt.

(2) Sản phẩm rủi ro thấp

Thủy sản và sản phẩm thủy sản khác không thuộc nhóm sản phẩm rủi ro cao.

Như vậy, tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm sản xuất tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên được xác định theo nội dung nêu trên.

Tải Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT Tại đây.

Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm thủy sản sản xuất từ cơ sở trong Danh sách ưu tiên theo quy định mới như thế nào?

Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm thủy sản sản xuất từ cơ sở trong Danh sách ưu tiên theo quy định mới như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.

Nguyên tắc thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên như sau:

Chỉ tiêu thẩm tra thực hiện theo quy định nêu tại Danh mục chỉ tiêu ATTP, mức giới hạn cho phép theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu tương ứng được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét công bố và điều chỉnh, cập nhật định kỳ.

- Tần suất lấy mẫu thẩm tra tối thiểu như sau: Chế độ đặc biệt: 2 tháng/lần; Hạng 1: 1 tháng/lần; Hạng 2: 1 tháng/2 lần.

- Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra: Được xác định dựa trên phân loại điều kiện bảo đảm ATTP; lịch sử bảo đảm ATTP; mức nguy cơ của sản phẩm; quy mô, công suất hoặc sản lượng sản xuất của Cơ sở theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.

Trên cơ sở đánh giá nguy cơ hoặc theo quy định mới của thị trường nhập khẩu, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn điều chỉnh, cập nhật nội dung quy định tại Phụ lục X cho phù hợp;

- Vị trí lấy mẫu: Tại dây chuyền sản xuất, kho bảo quản sản phẩm của cơ sở sản xuất hoặc kho bảo quản khác đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định thị trường nhập khẩu tương ứng.

Xử lý kết quả kiểm nghiệm mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên được quy định ra sao?

Việc xử lý kết quả kiểm nghiệm mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm tại các cơ sở trong Danh sách ưu tiên được quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm b khoản 37 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.

Cụ thể như sau:

- Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm nghiệm mẫu thẩm tra không phù hợp quy định của nước nhập khẩu:

+ Cơ quan thẩm định gửi thông báo yêu cầu Cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục, biện pháp xử lý đối với lô hàng đã xuất khẩu.

+ Cơ quan thẩm định thẩm tra kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục của Cơ sở và bổ sung thẩm tra chỉ tiêu vi phạm đối với sản phẩm vi phạm trong kế hoạch lấy mẫu thẩm tra đợt tiếp theo;

- Trong đợt thẩm tra tiếp theo, nếu kết quả kiểm nghiệm mẫu thẩm tra tiếp tục không phù hợp quy định:

+ Cơ quan thẩm định yêu cầu Cơ sở sản xuất thực hiện các biện pháp khắc phục, biện pháp xử lý đối với lô hàng đã xuất khẩu;

+ Áp dụng hình thức lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP vi phạm đối với sản phẩm vi phạm cho từng lô hàng xuất khẩu của Cơ sở cho đến khi có 05 (năm) lô hàng liên tiếp có kết quả đạt yêu cầu.

Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Sản phẩm thủy sản
An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
UBND xã có quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những ai?
Pháp luật
Những trường hợp nào không cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Căn tin của công ty có cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Mọi cơ sở kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu là quà tặng?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm mới nhất? Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Bếp ăn tập thể phải đảm bảo những điều kiện gì về an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống trên tàu chở khách du lịch tại cơ quan nào?
Pháp luật
Có bắt buộc phải công khai thông tin rộng rãi đến công chúng những thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ra sao?
Pháp luật
Mức phạt tiền tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản phẩm thủy sản
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,716 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản phẩm thủy sản An toàn thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm thủy sản Xem toàn bộ văn bản về An toàn thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào