Tuyển sinh trường phổ thông dân tộc bán trú như thế nào? Hoạt động giáo dục tại trường phổ thông dân tộc bán trú có những gì?
Thế nào là trường phổ thông dân tộc bán trú? Trường phổ thông dân tộc bán trú có mấy cấp?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 116/2016/NĐ-CP, trường phổ thông dân tộc bán trú được định nghĩa là trường phổ thông chuyên biệt được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.
Căn cứ Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT, trường phổ thông dân tộc bán trú góp phần thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hệ thống trường trường phổ thông dân tộc bán trú bao gồm các cấp sau:
- Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học;
- Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở;
- Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở.
Theo đó, trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở và trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập và Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
Tuyển sinh trường phổ thông dân tộc bán trú như thế nào? Hoạt động giáo dục tại trường phổ thông dân tộc bán trú có những gì? (Hình từ Internet)
Tuyển sinh trường phổ thông dân tộc bán trú ra sao? Điều kiện được học trường phổ thông dân tộc bán trú là gì?
Theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT, trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện tuyển sinh theo yêu cầu phổ cập giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học, yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định của pháp luật.
Điều kiện được học trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT như sau:
Điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh bán trú
1. Điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc bán trú: Học sinh trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Học sinh bán trú: Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ được cấp có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của Chính phủ, do không thể tự đi đến trường hoặc điểm trường và trở về nhà trong ngày.
Như vậy, theo quy định trên thì học sinh trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở thuộc địa bàn tuyển sinh của nhà trường theo quy định của cấp có thẩm quyền sẽ đáp ứng điều kiện được học tập tại trường phổ thông dân tộc bán trú và học sinh bán trú.
Hoạt động giáo dục tại trường phổ thông dân tộc bán trú có những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT về hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú như sau:
Hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú
1. Chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục
Trường PTDTBT thực hiện chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông.
2. Hoạt động giáo dục
Trường PTDTBT thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông và các hoạt động giáo dục đặc thù sau:
a) Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; kỹ năng sống và bảo vệ môi trường;
b) Giáo dục lao động vệ sinh trường, lớp, cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh;
c) Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc;
d) Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Như vậy, theo quy định trên thì trường trường phổ thông dân tộc bán trú thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông.
Ngoài ra, hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú còn có những hoạt động đặc thù sau:
- Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; kỹ năng sống và bảo vệ môi trường;
- Giáo dục lao động vệ sinh trường, lớp, cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh;
- Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc;
- Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 18 tháng 03 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?