Tuyến đường, thời gian chịu sự giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải được quy định như thế nào?
Tuyến đường, thời gian chịu sự giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 68 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Tuyến đường, thời gian chịu sự giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải thương mại nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải di chuyển theo đúng tuyến đường quy định, chịu sự giám sát hải quan từ khi đến địa bàn hoạt động hải quan, quá trình di chuyển cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2. Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam nhập cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan cho đến khi toàn bộ hàng hóa nhập khẩu chuyên chở trên phương tiện vận tải được dỡ hết khỏi phương tiện để làm thủ tục nhập khẩu.
Phương tiện vận tải thương mại Việt Nam xuất cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu xếp hàng hóa xuất khẩu cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
3. Phương tiện vận tải không nhằm mục đích thương mại nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh, xuất cảnh hoặc địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
4. Khi có căn cứ cho rằng trên phương tiện vận tải có cất giấu hàng hóa trái phép, có dấu hiệu khác vi phạm pháp luật thì thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan quyết định tạm hoãn việc khởi hành hoặc dừng phương tiện vận tải để khám xét. Việc khám xét phải thực hiện theo quy định của pháp luật; người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Theo như quy định trên thì phương tiện vận tải thương mại nước ngoài phải di chuyển đúng tuyến đường quy định và chịu sự giám sát hải quan từ khi đến địa bàn hoạt động hải quan Việt Nam cho đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Đối với phương tiện vận tải không nhằm mục đích thương mại sẽ chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi làm thủ tục hải quan tại của khẩu nhập cảnh, xuất cảnh.
Tuyến đường, thời gian chịu sự giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải được quy định như thế nào?
Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 69 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải
1. Khi làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền phải khai hải quan; nộp, xuất trình các chứng từ vận tải để làm thủ tục hải quan; cung cấp các thông tin, chứng từ về hàng hóa, vật dụng trên phương tiện vận tải.
Trường hợp các chứng từ liên quan đã đáp ứng yêu cầu của việc kiểm tra hải quan thì chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền không phải khai hải quan, trừ hành lý, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người xuất cảnh, nhập cảnh trên phương tiện vận tải.
2. Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan, chứng từ liên quan được quy định như sau:
a) Đối với phương tiện vận tải quá cảnh được thực hiện ngay khi tới cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng;
b) Đối với phương tiện vận tải đường biển nhập cảnh được thực hiện chậm nhất 02 giờ sau khi cảng vụ thông báo phương tiện vận tải nhập cảnh đã đến vị trí đón hoa tiêu; đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh được thực hiện chậm nhất 01 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
c) Đối với phương tiện vận tải đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay khi phương tiện vận tải nhập cảnh đến cửa khẩu và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hóa xuất khẩu, hành khách xuất cảnh;
d) Đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay sau khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng.
3. Phương tiện vận tải quân sự, phương tiện vận tải khác được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
4. Chính phủ quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải.
Theo đó, người điều khiển phương tiện vận tải, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền phải khai hải quan, nộp xuất trình các chứng từ vận tải để làm thủ tục hải quan, cung cấp thông tin, chứng từ về hàng hóa, vật dụng trên phương tiện vận tải.
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải là ở đâu?
Căn cứ vào Điều 67 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải
Phương tiện vận tải khi xuất cảnh, nhập cảnh phải qua cửa khẩu.
Phương tiện vận tải nhập cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên. Phương tiện vận tải xuất cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng.
Như vậy, địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải nhập cảnh sẽ là cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên. Còn phương tiện vận tải xuất cảnh thì sẽ là cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?