Tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi được tính từ thời điểm nào theo quy định?
Tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi được tính từ thời điểm nào?
Căn cứ Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế. Tại Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP có hướng dẫn xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế như sau:
Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế
...
3. Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối tượng; trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh của đối tượng.
Theo đó, tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi được tính từ thời điểm ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của người thực hiện tinh giản biên chế.
Trường hợp trong hồ sơ của người thực hiện tinh giản biên chế không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh.
Tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi được tính từ thời điểm nào theo quy định?
Chính sách nghỉ hưu trước tuổi cho người tinh giản biên chế theo quy định mới ra sao?
Chính sách nghỉ hưu trước tuổi được quy định tại Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Trường hợp | Chính sách | Điều kiện |
Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất và có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH bắt buộc | - Hưởng chế độ hưu trí; - Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; - Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu; - Được trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương. | Trong thời gian đóng BHXH bắt buộc, có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021) |
Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường và có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH bắt buộc | - Hưởng chế độ hưu trí; - Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu; - Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; - Được trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương. | |
Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất và có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH bắt buộc | - Hưởng chế độ hưu trí; - Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. | Trong thời gian đóng BHXH bắt buộc, có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021) |
Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường và có đủ 20 năm trở lên đóng BHXH bắt buộc (hoặc từ đủ 15 năm đối với nữ cán bộ công chức cấp xã) | - Hưởng chế độ hưu trí; - Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. | |
Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường và có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc | - Hưởng chế độ hưu trí; - Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; - Được hưởng trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân; - Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu. |
>> Tải Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường
Tải Bảng tra cứu tuổi nghỉ hưu thấp nhất Tại đây
Nghị định 29/2023/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày mấy?
Về hiệu lực thi hành, căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 29/2023/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2023. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.
Theo đó, Nghị định 29/2023/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 20/7/2023. Trong đó, các chính sách tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP sẽ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?