Từ ngày 01/6/2022, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo hình thức nào?
- Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Nghị định 23/2022/NĐ-CP áp dụng hình thức chuyển giao có thanh toán hay không?
- Nguyên tắc tổ chức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trình tự thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là như thế nào?
Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Nghị định 23/2022/NĐ-CP áp dụng hình thức chuyển giao có thanh toán hay không?
Theo Điều 48 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định các trường hợp chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
"Điều 48. Các trường hợp chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Các hình thức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định này chỉ áp dụng đối với việc chuyển giao không thanh toán. Việc chuyển giao có thanh toán thực hiện theo các quy định pháp luật về bán toàn bộ doanh nghiệp và chuyển nhượng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
2. Các hình thức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
a) Chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu là việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu đối với một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hình thức này chỉ áp dụng đối với phần vốn hoặc tài sản giữa các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và những trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Việc chuyển giao dự án, công trình đầu tư công từ cơ quan, tổ chức quản lý dự án, công trình đầu tư công về doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều chuyển tài sản nhà nước;
d) Việc chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và tổ chức, doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ."
Vậy, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại Nghị định 23/2022/NĐ-CP được thực hiện theo hình thức chuyển giao không thanh toán. Đối với hình thức chuyển giao có thanh toán thì Nghị định 23/2022/NĐ-CP không quy định vì thế sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật về bán, chuyển nhượng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là chuyển giao không thanh toán
Nguyên tắc tổ chức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Theo Điều 50 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:
"Điều 50. Nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp.
2. Trường hợp sau khi chuyển giao, nếu số liệu có thay đổi, các bên liên quan phối hợp làm rõ nguyên nhân, đưa ra biện pháp xử lý và điều chỉnh lại số liệu chuyển giao chính thức.
3. Số liệu chuyển giao được xác định là số liệu trên báo cáo tài chính năm hoặc quý đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất với thời điểm chuyển giao được lập theo đúng chế độ quy định.
Trường hợp doanh nghiệp chưa có báo cáo tài chính năm hoặc quý đã kiểm toán thì số liệu chuyển giao được xác định là số liệu trên báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất của doanh nghiệp. Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp khi nhận chuyển giao có trách nhiệm thuê dịch vụ kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp và điều chỉnh số liệu chuyển giao (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều này."
Trình tự thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là như thế nào?
Theo Điều 51 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm:
"Điều 51. Trình tự, thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ pháp lý, hợp đồng chưa thanh lý, các giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và đất đai của doanh nghiệp hoặc phần vốn và tài sản thực hiện chuyển giao và báo cáo tài chính năm hoặc quý đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất; báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Đối với trường hợp chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, các cơ quan này phối hợp thẩm định, thống nhất về hồ sơ, số liệu; thỏa thuận về phương thức chuyển giao; các điều kiện, cam kết giao nhận doanh nghiệp, cam kết thanh toán nợ; thông báo bằng văn bản cho chủ nợ, người mắc nợ và các bên liên quan.
Đối với trường hợp chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo các doanh nghiệp có liên quan phối hợp thẩm định, thống nhất về hồ sơ, số liệu; thỏa thuận về phương thức chuyển giao; các điều kiện, cam kết giao nhận phần vốn, tài sản; cam kết thanh toán nợ; thông báo bằng văn bản cho chủ nợ, người mắc nợ và các bên liên quan.
3. Tổ chức ký Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ cơ quan đại diện chủ sở hữu
b) Tên, địa chỉ doanh nghiệp chuyển giao hoặc thông tin về phần vốn, tài sản thực hiện chuyển giao;
c) Giá trị doanh nghiệp hoặc giá trị phần vốn, tài sản thực hiện chuyển giao; phương thức giao nhận;
d) Các cam kết, quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có liên quan.
Biên bản này được thông báo tại trụ sở doanh nghiệp, trên ít nhất một báo viết hoặc báo điện tử 03 số liên tiếp.
4. Sau khi chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp chuyển giao thực hiện đăng ký thay đổi cơ quan đại diện chủ sở hữu tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ phải có biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chuyển giao thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thay đổi tên (nếu có) và chủ sở hữu của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp."
Theo Điều 54 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì Nghị định 23/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2022, thay thế Nghị định 172/2013/NĐ-CP, Nghị định 128/2014/NĐ-CP và bãi bỏ Nghị định 69/2014/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về 05 biểu mẫu về điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ mới nhất theo Nghị định 135?
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?