Từ ngày 01/07/2022 đến 30/09/2022, người sử dụng lao động sẽ phải đóng 0,5% bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thay vì 0% như trước?
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
Theo quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
- Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
- Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Từ ngày 01/07/2022 đến 30/09/2022, người sử dụng lao động sẽ phải đóng 0,5% bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thay vì 0% như trước?
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động Việt Nam từ ngày 01/07/2022?
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động Việt Nam cụ thể theo từng giai đoạn được quy định tại bảng dưới đây:
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động Việt Nam từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/06/2022
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động Việt Nam từ ngày 01/07/2022 đến ngày 30/09/2022
Theo đó, từ ngày 01/07/2022 tới ngày 30/09/2022, người sử dụng lao động phải đóng 0,5% bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thay vì 0% như từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/09/2022.
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thì khi đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chấp thuận thì doanh nghiệp (hay còn gọi là người sử dụng lao động) được đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là (0.3%).
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động Việt Nam từ ngày 01/10/2022 trở đi
Từ ngày 01/10/2022 trở đi, người sử dụng lao động sẽ phải đóng thêm 1% bảo hiểm thất nghiệp thay vì đóng 0% từ trước.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động nước ngoài tại Việt Nam từ 01/07/2022?
Tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Thông báo 4447/TB-BHXH năm 2021 từ ngày 01/01/2022, người lao động là công nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia các chế độ bảo hiểm bao gồm mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí (HT); quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS); quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN); bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm y tế (BHYT).
Dưới đây là bảng về mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài tại Việt Nam theo giai đoạn, cụ thể:
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/06/2022
Từ ngày 01/01/2022, bổ sung mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho người sử dụng lao động nước ngoài là người sử dụng lao động nước ngoài đóng 14% và mgười lao động nước ngoài đóng 8%.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài từ ngày 01/07/2022 trở đi
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thì khi đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chấp thuận thì doanh nghiệp (hay còn gọi là người sử dụng lao động) được đóng vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là (0.3%).
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?