Từ ngày 01/06/2022, không được giảm giá cước quá 50% đối với các dịch vụ chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng hóa?
Giá cước đối với dịch vụ chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng hóa không được giảm quá 50%?
Theo khoản 18 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 47/2011/NĐ-CP) quy định về hoạt động khuyến mãi trong dịch vụ bưu chính như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính
...
18. Bổ sung Điều 15đ vào sau Điều 15 như sau:
“Điều 15đ. Khuyến mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính
1. Việc khuyến mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại.
2. Mức giảm giá cước tối đa đối với dịch vụ bưu chính được khuyến mại bằng hình thức giảm giá không được vượt quá 50% giá cước gần nhất đã công khai, thông báo theo quy định.”
Căn cứ quy định trên thì khuyến mãi bằng hình thức giảm giá cước vận chuyển đối với dịch vụ bưu chính không được vượt quá 50% giá cước lần gần nhất công khai. Quy định này sẽ được áp dụng kể từ khi Nghị định 25/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Điều này có nghĩa là, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính sắp tới không được phép giảm giá quá 50% đối với giá cước cho các đơn hàng vận chuyển hàng hóa.
Giá cước dịch vụ chuyển phát nhanh không được giảm quá 50%
Giá cước công khai dịch vụ bưu chính lần gần nhất được quy định như thế nào?
Theo khoản 16 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 47/2011/NĐ-CP) công khai giá cước dịch vụ bưu chính được quy định như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính
...
16. Bổ sung Điều 15c vào sau Điều 15 như sau:
“Điều 15c. Công khai giá cước dịch vụ bưu chính
1. Đối tượng thực hiện:
a) Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính;
b) Đại lý cung ứng dịch vụ bưu chính có quyền quyết định, điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính.
2. Nội dung công khai:
a) Giá cước dịch vụ bưu chính bằng đồng Việt Nam, đã gồm các loại thuế, phụ phí của dịch vụ;
b) Thông tin liên quan khác (nếu có).
3. Thời điểm công khai: Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ.
4. Hình thức công khai: Dưới một hoặc một số hình thức như niêm yết tại điểm phục vụ, thông báo bằng văn bản, đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc các hình thức khác để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của mọi tổ chức, cá nhân.
5. Giá cước dịch vụ bưu chính được công khai phải thống nhất với giá cước mà doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.”
Theo quy định trên thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính là những đối tượng phải công khai giá cước bưu chính. Việc công khai giá cước bưu chính này phải được thông báo, niêm yết, đăng tải trên các phương tiện thông tin điện tử và truyền thông của doanh nghiệp.
Giá cước dịch vụ bưu chính được thông báo như thế nào?
Theo khoản 17 Điều 1 Nghị định 25/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 47/2011/NĐ-CP) quy định việc thông báo giá cước dịch vụ bưu chính như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính
...
17. Bổ sung Điều 15d vào sau Điều 15 như sau:
“Điều 15d. Thông báo giá cước dịch vụ bưu chính
1. Đối tượng thực hiện: Doanh nghiệp, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 15c Nghị định này.
2. Nội dung thông báo:
a) Những thay đổi về giá cước các dịch vụ bưu chính đang áp dụng cho các nhóm đối tượng khách hàng;
b) Giá cước dịch vụ mới phát sinh áp dụng cho các nhóm đối tượng khách hàng.
3. Cơ quan tiếp nhận thông báo:
a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính đã cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính, đối với doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15c Nghị định này;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính tại địa phương, đối với tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15c Nghị định này.
4. Việc thông báo được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc qua hệ thống thông tin trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính:
a) Có quyền sử dụng thông tin giá cước mà doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo vào mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo biến động giá cả thị trường và xây dựng cơ sở dữ liệu;
b) Có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra nội dung thông báo giá cước dịch vụ bưu chính theo quy định pháp luật.
6. Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Có quyền cung ứng dịch vụ bưu chính theo giá cước đã thông báo;
b) Có trách nhiệm thông báo giá cước trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày giá cước có hiệu lực đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính quy định tại khoản 3 Điều này; thực hiện đúng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của giá cước đã công khai, thông báo;
c) Chấp hành việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.”
Vậy, căn cứ quy định trên thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính và đại lý cung ứng dịch vụ bưu chính phải thực hiện thông báo đối với những thay đổi về giá cước dịch vụ và những giá cước dịch vụ phát sinh. Việc thông báo phải được thực hiện theo quy định nêu trên.
Nghị định 25/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực ngày 01 tháng 06 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?