Người dân từ chối việc tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 thì có bị xử phạt không?

Tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và Nhà nước đang mở rộng chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19 nhưng vẫn có một số người không chịu tiêm ngừa vắc xin. Tôi muốn hỏi, những trường hợp cố tình từ chối việc tiêm vắc xin Covid-19 có bị xử phạt hay không?

Covid-19 có nằm trong danh sách bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin bắt buộc không?

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 38/2017/TT-BYT liệt kê danh sách các bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch như sau:

TT

Tên bệnh truyền nhiễm

Vắc xin, sinh phẩm y tế sử dụng

1

Bệnh bạch hầu

Vắc xin bạch hầu phối hợp có chứa thành phần bạch hầu

2

Bệnh bại liệt

Vắc xin bại liệt đa giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần bại liệt

3

Bệnh ho gà

Vắc xin ho gà phối hợp có chứa thành phần ho gà

4

Bệnh rubella

Vắc xin rubella đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella

5

Bệnh sởi

Vắc xin sởi đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi

6

Bệnh tả

Vắc xin tả

7

Bệnh viêm não Nhật Bản B

Vắc xin viêm não Nhật Bản B

8

Bệnh dại

Vắc xin dại, huyết thanh kháng dại

Như vậy, có thể thấy trong danh sách này, các bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch bao gồm: Bệnh bạch hầu, Bệnh bại liệt, Bệnh ho gà, Bệnh rubella, Bệnh sởi, Bệnh tả, Bệnh viêm não Nhật Bản B và Bệnh dại. Theo đó, Covid-19 hiện không nằm trong danh sách các bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Từ chối việc tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 thì có bị xử phạt không?

Từ chối việc tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 thì có bị xử phạt không?

Người ở vùng có dịch Covid-19 có phải là đối tượng sử dụng vắc xin bắt buộc không?

Theo quy định tại Điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:

“Điều 29. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
1. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.
2. Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
3. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
4. Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp sau:
a) Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
b) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
c) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.”

Căn cứ quy định pháp luật, người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.

Như vậy, đối với Covid-19, hiện nay bệnh truyền nhiễm này không nằm trong danh sách các bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc nên chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi từ chối không tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch Covid-19 và đến vùng có dịch Covid-19 vẫn nằm trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế vì bệnh này hiện đã có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh. Do đó, người sống tại vùng dịch Covid-19 và đến vùng có dịch Covid-19 nên thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

Mức phạt đối với hành vi không sử dụng vắc xin trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch là bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi không sử dụng vắc xin trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch nói chung là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, cụ thể như sau:

“Điều 9. Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;”

Trong tương lai, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu việc tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 là bắt buộc để phòng ngừa diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh thì hành vi từ chối sử dụng vắc xin phòng ngừa Covid-19 có thể sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật nêu trên.

Xử phạt vi phạm hành chính
Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Pháp luật
Trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp về việc thực hiện theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì kiểm tra ở mức độ nào?
Pháp luật
Đơn vị có hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo bị xử phạt hành chính theo quy định như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào? Trường hợp nào không phải thực hiện gia hạn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính
1,175 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử phạt vi phạm hành chính Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào