Từ 30/5/2022, bãi bỏ thủ tục giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong công tác xây dựng pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật như thế nào?
- Những thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp năm 2022?
- Những thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp năm 2022?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong công tác xây dựng pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật như thế nào?
Căn cứ khoản 5, khoản 8 Điều 2 Nghị định 96/2017/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
“Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
…
5. Về công tác xây dựng pháp luật:
a) Trình Chính phủ dự thảo chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật;
b) Thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình và đề nghị xây dựng nghị định; lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; dự kiến cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp soạn thảo dự án luật, pháp lệnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý dự án, dự thảo văn bản theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và ý kiến của Chính phủ đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật; chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với dự án luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;
đ) Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về danh mục các nội dung giao cho địa phương quy định chi tiết;
e) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương theo quy định của pháp luật.
…
8. Về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển;
b) Thẩm định các đề mục trong Bộ pháp điển; cập nhật, loại bỏ các quy phạm pháp luật, đề mục mới trong Bộ pháp điển theo quy định của pháp luật; trình Chính phủ quyết định thông qua kết quả pháp điển các chủ đề của Bộ pháp điển và bổ sung các chủ đề mới vào Bộ pháp điển; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung đề mục mới theo quy định;
c) Quản lý và duy trì trang thông tin điện tử pháp điển.”
Từ 30/5/2022, bãi bỏ thủ tục giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự? (ảnh minh họa)
Những thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp năm 2022?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 1247/QĐ-BTP năm 2022 quy định danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa như sau:
Những thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp năm 2022?
Căn cứ Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 1247/QĐ-BTP năm 2022 quy định danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ như sau:
Ghi chú:
Lý do bãi bỏ thủ tục hành chính: Các thủ tục này đã được công bố tại Quyết định số 1328/QĐ-BTP ngày 01/6/2020. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12, Điều 142 và Điều 159 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính thì các thủ tục này không còn đáp ứng đủ điều kiện của thủ tục hành chính, vì vậy được đưa ra khỏi danh mục thủ tục hành chính./.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/05/2022 và thay thế Quyết định 1328/QĐ-BTP năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?