Từ 1/7/2024, chính thức cải cách tiền lương, tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và bỏ thu nhập đặc thù?
Từ 1/7/2024, chính thức cải cách tiền lương, tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và bỏ thu nhập đặc thù?
Sáng 10/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Về cải cách tiền lương, tăng lương hưu 2024
Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Trong đó, 6 nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 01/7/2024 bao gồm: Xây dựng 5 bảng lương mới; chế độ phụ cấp; chế độ tiền thưởng; chế độ nâng bậc lương; nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương; quản lý tiền lương và thu nhập.
Ngoài ra, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Về bãi bỏ tất cả các cơ chế thu nhập đặc thù, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất
Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước của Trung ương đang thực hiện các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù, từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 30 tháng 6 năm 2024:
Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024).
Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.
Xem thêm: Đối tượng không được tăng lương hưu từ 1/7/2024
Từ 1/7/2024, chính thức cải cách tiền lương, tăng lương hưu (Hình từ Internet)
Đã từng kéo dài cơ chế tiền lương đặc thù với nhiều công chức, viên chức
Trước đây, ngày 17/3/2021, Thủ tướng đã có Quyết định 11/2021/QĐ-TTg về kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù (hệ số điều chỉnh mức lương cơ sở, thu nhập tăng thêm,...) của một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
Theo đó, kéo dài thời hạn áp dụng của 08 Quyết định và 01 văn bản của Thủ tướng cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, gồm:
- Quyết định 03/2015/QĐ-TTg ngày 15/01/2015 về thí điểm một số cơ chế tài chính đặc thù của Cục Bưu điện Trung ương;
- Quyết định 04/2016/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 về áp dụng hệ số điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc;
- Quyết định 05/2016/QĐ-TTg ngày 05/02/2026 về việc quản lý phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh tại Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định 13/2016/QĐ-TTg ngày 15/3/2016 về thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định 32/2019/QĐ-TTg ngày 29/10/2019 về một số chế độ chi đặc thù của Cục Hàng hải Việt Nam;
- Quyết định 02/2020/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 về việc kéo dài thời gian thí điểm một số chế độ ưu đãi và cơ chế tài chính đặc thù cho cán bộ kỹ thuật và lực lượng ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Quyết định 11/2020/QĐ-TTg ngày 30/3/2020 về chế độ quản lý tài chính đối với cơ quan Cục quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính;
- Quyết định 17/2020/QĐ-TTg ngày 29/5/2020 về việc áp dụng co chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù đối với Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Công văn 128/TTg-KTTH ngày 31/01/2019 về thu nhập tăng thêm đối với Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Sắp tới đây, từ ngày 01/7/2024, sẽ bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.
Các bảng lương mới khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ 5 bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 bao gồm:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an.
- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?