Từ 15/6/2022, chi phí và chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ có điểm gì mới?
- Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp?
- Căn cứ thực hiện giám định tư pháp, chi phí và chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ?
- Việc giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được thực hiện như thế nào?
- Thời hạn giám định trong hoạt động khoa học và công nghệ là bao lâu?
Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp?
Căn cứ Điều 3 Luật Giám định tư pháp 2012, khoản 2 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 theo đó quy định như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp
1. Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định.
2. Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.
3. Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định."
Căn cứ thực hiện giám định tư pháp, chi phí và chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN, theo đó quy định như sau:
- Căn cứ thực hiện giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ:
+ Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực khoa học và công nghệ;
+ Yêu cầu kỹ thuật đo lường;
+ Quy định pháp luật về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng,
+ Quy định pháp luật về lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
+ Quy định pháp luật về lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
+ Các văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung cần giám định.
- Chi phí giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh 02/2012/UBTVQH13 ngày 28/3/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng; các văn bản quy định chi tiết thi hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được thực hiện theo Quyết định 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp.
Việc giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được thực hiện như thế nào trong thời gian sắp tới?
Việc giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN, theo đó quy định như sau:
- Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc triển khai thực hiện giám định như sau:
+ Lập đề cương giám định với các nội dung cơ bản sau: căn cứ thực hiện giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này; thời gian dự kiến hoàn thành giám định; các điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.
Đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, ngoài những nội dung trên, đề cương giám định của tổ chức phải bao gồm danh sách nhân sự thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về năng lực của các cá nhân thực hiện giám định;
+ Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định đề nghị với người trưng cầu, yêu cầu giám định về việc khảo sát đối tượng giám định để phục vụ công tác lập kế hoạch và thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung cần giám định; d) Thực hiện giám định; đ) Xây dựng kết luận giám định theo hướng dẫn tại Thông tư này.
- Trường hợp có thay đổi về cá nhân, tổ chức giám định tư pháp, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
- Trong quá trình thực hiện, người giám định phải lập văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định theo Mẫu số 04 tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực phù hợp theo quy định tại Thông tư này thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.
Thời hạn giám định trong hoạt động khoa học và công nghệ là bao lâu?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN, theo đó quy định như sau:
- Thời hạn giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ tối đa là 03 tháng. Trường hợp vụ việc giám định các thiết bị, máy móc, công nghệ mới, phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng. Thời hạn giám định này có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa theo quy định tại khoản này.
Giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Thông tư 03/2022/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 15/6/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?