Từ 01/9/2023, những trường hợp nào sử dụng một phần vỉa hè không phải xin phép tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Từ 01/9/2023, những trường hợp nào sử dụng một phần vỉa hè không phải xin phép tại thành phố Hồ Chí Minh?
- Đối tượng nào được sử dụng một phần vỉa hè không phải xin phép tại thành phố Hồ Chí Minh?
- Cá nhân, tổ chức sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì?
Từ 01/9/2023, những trường hợp nào sử dụng một phần vỉa hè không phải xin phép tại thành phố Hồ Chí Minh?
Ngày 26/7/2023, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023 quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, tại Điều 7 Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023, quy định về những trường hợp được sử dụng một phần vỉa hè không phải xin phép tại thành phố Hồ Chí Minh gồm có:
(1) Tổ chức đám cưới, đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới, đám tang:
- Phạm vi sử dụng: Theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân về bảo đảm trật tự an toàn giao thông khi sử dụng tạm thời vỉa hè phục vụ đám cưới, đám tang theo quy định.
- Thời gian sử dụng: Không quá 48 giờ. Trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ đối với đám tang.
- Đối tượng được phép sử dụng: Hộ gia đình có đăng ký cư trú tại địa phương.
- Một số quy định khác:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần vỉa hè tổ chức đám cưới, đám tang và điểm trông giữ xe phục vụ đám cưới, đám tang phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để được hỗ trợ giải quyết.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện và tạo điều kiện, hỗ trợ hộ gia đình các biện pháp về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
(2) Điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa:
- Việc sử dụng tạm thời vỉa hè làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa phải thuộc danh mục do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành danh mục vị trí vỉa hè đủ điều kiện tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa.
- Phạm vi sử dụng: Một phần vỉa hè tại vị trí tiếp giáp với địa điểm mà nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa.
- Đối tượng được phép sử dụng: Tổ chức, cá nhân có phương án sử dụng tạm thời vỉa hè làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(3) Điểm để xe hai bánh không thu tiền dịch vụ trông, giữ xe
- Việc sử dụng tạm thời vỉa hè làm điểm để xe hai bánh không thu tiền dịch vụ trông, giữ xe phải thuộc danh mục do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành danh mục vị trí vỉa hè đủ điều kiện tổ chức điểm để xe hai bánh không thu tiền dịch vụ trông, giữ xe tại cửa hàng, trụ sở hoạt động của tổ chức, cá nhân.
- Phạm vi sử dụng: Một phần vỉa hè tại vị trí tiếp giáp công trình nhà ở, hộ kinh doanh, trụ sở nơi tổ chức, cá nhân đăng ký cư trú, hoạt động kinh doanh, mua, bán hàng hóa tại địa phương.
= Đối tượng được phép sử dụng: Tổ chức, cá nhân có đăng ký cư trú, đăng ký hoạt động kinh doanh tại địa điểm nêu tại điểm b, Khoản 2 Điều này.
(4) Điểm bố trí các công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng, lắp đặt các công trình tạm, các công trình phục vụ tổ chức giao thông trên vỉa hè, dải phân cách, đảo giao thông:
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phân cấp cho Sở Giao thông vận tải xem xét chấp thuận.
(5) Việc bố trí đường dành cho xe đạp:
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phân cấp cho Sở Giao thông vận tải xem xét chấp thuận.
Từ 01/9/2023, những trường hợp nào sử dụng một phần vỉa hè không phải xin phép tại thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ internet)
Đối tượng nào được sử dụng một phần vỉa hè không phải xin phép tại thành phố Hồ Chí Minh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023, quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về công tác quản lý, sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó đối tượng được sử dụng một phần vỉa hè không phải xin phép tại thành phố Hồ CHí Minh là: Tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Cá nhân, tổ chức sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023, cá nhân, tổ chức sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố tại thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm như sau:
Chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo phương án đã được cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chấp thuận; thu dọn các phương tiện, thiết bị, vệ sinh và hoàn trả nguyên trạng lòng đường, vỉa hè khi kết thúc sử dụng.
Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?