Từ 01/6/2022, các trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có điều chỉnh gì? Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Các trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 143/2016/NĐ-CP, các trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định hiện hành là:
- Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Không bảo đảm một trong các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
- Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Từ ngày 01/6/2022, theo khoản 17 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP thì các trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục được quy định như sau:
- Vi phạm một trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 20 của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, cụ thể:
+ Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
+ Không bảo đảm một trong các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
+ Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp không đúng thẩm quyền.
- Không công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các ngành, nghề đào tạo sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ sở mình; không gửi kết quả công khai về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Không cập nhật văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở mình cấp trên Trang Thông tin tra cứu văn bằng giáo dục nghề nghiệp tại địa chỉ http://vanbang.gdnn.gov.vn.
Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Theo khoản 17 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi Điều 21 Nghị định 143/2016/NĐ-CP thì thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục theo quy định mới nhất như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 16 Nghị định 143/2016/NĐ-CP này tổ chức kiểm tra để đánh giá mức độ vi phạm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp;
- Căn cứ mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định 143/2016/NĐ-CP quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Đối với hành vi vi phạm là "tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp không đúng thẩm quyền" thì cơ quan kiểm tra quyết định đình chỉ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để đình chỉ;
- Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 24/2022/NĐ-CP và phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ sở bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và trang thông tin điện tử của cơ quan quyết định đình chỉ;
- Sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp là cơ quan nào?
Theo khoản 12 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi Điều 16 Nghị định 143/2016/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp là:
- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp.
Nghị định 24/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 06 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?