Trường hợp nào thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140/2024? Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc về ai?
Trường hợp nào thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140/2024?
Cụ thể, tại Điều 7 Nghị định 140/2024/NĐ-CP có quy định về những trường hợp thanh lý rừng trồng như sau:
- Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh.
- Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đạt tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng. Chỉ khai thác tận dụng hoặc chặt bỏ đối với những cây không còn khả năng phục hồi; những cây còn khả năng phục hồi được thống kê, kiểm đếm và đề xuất giải pháp phục hồi tại Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về nguyên nhân thanh lý rừng trồng như sau:
- Do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai, gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai, sự cố, thảm họa khác.
- Do dịch sâu, bệnh và sinh vật khác gây hại rừng.
Trường hợp thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140/2024? Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng? (Hình từ internet)
Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc về ai?
Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng hiện được quy định tại Điều 6 Nghị định 140/2024/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Theo đó, thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương và
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Tiền thu được từ thanh lý rừng trồng được quản lý và sử dụng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 140/2024/NĐ-CP có quy định về quản lý và sử dụng tiền thu được từ thanh lý rừng trồng như sau:
- Nội dung chi, mức chi:
+ Nội dung chi: chi cho các hoạt động lập hồ sơ đề nghị thanh lý, khảo sát, đo đếm, tính toán trữ lượng, giá trị (nếu có), chặt hạ, bốc xếp, vận chuyển lâm sản tận dụng từ rừng trồng được thanh lý và các khoản chi khác theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 151/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP;
+ Mức chi: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
- Nguồn thu từ bán lâm sản khai thác tận dụng (nếu có) được chi cho các hoạt động tổ chức thanh lý rừng trồng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
Số tiền còn lại sau khi trừ chi phí thanh lý rừng trồng, thực hiện theo quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP và Nghị định 114/2024/NĐ-CP.
- Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thanh lý rừng trồng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Trường hợp không có nguồn thu từ bán lâm sản hoặc nguồn thu từ bán lâm sản nhỏ hơn chi phí thực hiện thanh lý rừng trồng, xử lý như sau:
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách của địa phương đối với rừng trồng thuộc địa phương quản lý;
+ Bộ, cơ quan trung ương xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách được giao hàng năm đối với rừng trồng thuộc bộ, cơ quan trung ương quản lý.
Nhà nước là đại diện chủ sở hữu rừng trồng trong trường hợp nào?
Rừng trồng trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017 thì sẽ có đại diện chủ sở hữu là Nhà nước, cụ thể:
Sở hữu rừng
1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:
a) Rừng tự nhiên;
b) Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;
c) Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm:
a) Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;
b) Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, rừng trồng trong trường hợp sau thì sẽ có đại diện chủ sở hữu là Nhà nước:
- Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;
- Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm:
- Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;
- Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?