Trường hợp nào người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân theo nội quy Cục Hàng không Việt Nam?
Cục Hàng không Việt Nam ban hành Quyết định 253/QĐ-CHK năm 2023 về Nội quy tiếp công dân của Cục Hàng không Việt Nam ngày 14/02/2023.
Thế nào là tiếp công dân?
- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tiếp công dân 2013 đã khái niệm:
+ Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013 đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
+ Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tiếp công dân được quy định tại Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013, cụ thể:
+ Chính phủ;
+ Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;
+ Ủy ban nhân dân các cấp;
+ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
+ Các cơ quan của Quốc hội;
+ Hội đồng nhân dân các cấp;
+ Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Căn cứ vào quy định của Luật Tiếp công dân 2013, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập.
Trường hợp nào người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân theo nội quy Cục Hàng không Việt Nam? (Hình internet)
Trường hợp nào người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân theo nội quy Cục Hàng không Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 5 Nội quy ban hành kèm theo Quyết định 253/QĐ-CHK năm 2023 về Nội quy tiếp công dân của Cục Hàng không Việt Nam quy định 04 trường hợp người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân bao gồm:
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Để trở thành chuyên viên cao cấp trong hoạt động tiếp công dân và xử lý đơn thư của Cục Hàng không Việt Nam thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3.7 Mục 3 theo Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định 777/QĐ-CHK năm 2023 về vị trí việc làm chuyên môn dùng chung, có quy định chuyên viên cao cấp tiếp công dân và xử lý đơn thư thì cần đáp ứng điều kiện sau:
* Trình độ đào tạo
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các ngành, chuyên ngành: Hàng không, dịch vụ vận tải, kỹ thuật, Công nghệ thông tin, kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, luật, xây dựng, kiến trúc, kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, an ninh, trật tự.
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
- Đảm bảo các yêu cầu, điều kiện của ngạch chuyên viên cao cấp theo quy định.
*Yêu cầu điều kiện khác
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
*Khung năng lực
- Năng lực chung: Chủ động, trách nhiệm cao với công việc; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện; nhận biết trước và thích ứng với yêu cầu mới của công việc; phát huy nguồn lực bên trong và bên ngoài để có giải pháp đảm bảo chất lượng công việc;
Hiểu biết về vai trò, tác động xã hội của chính sách; xây dựng khung pháp lý hỗ trợ việc thực thi chính sách; giao tiếp tốt trong và ngoài cơ quan; Thiết lập mạng lưới quan hệ ở nhiều cấp.
- Năng lực chuyên môn: Có năng lực thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực quản lý: Xây dựng được mục tiêu, định hướng; nghiên cứu, đề xuất thực hiện tiến trình thay đổi; tham mưu, đề xuất quyết định khó, phức tạp thuộc quyền hạn, chức năng lĩnh vực công tác được phân công;
Phát huy được nguồn lực của đơn vị; thúc đẩy học tập liên tục và phát triển.
Như vậy, để trở thành chuyên viên cao cấp trong hoạt động tiếp công dân và xử lý đơn thư của Cục Hàng không Việt Nam thì cần đáp ứng điều kiện vừa nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?