Trường hợp hóa đơn đã điều chỉnh hoặc thay thế nhưng tiếp tục sai sót thì xử lý thế nào theo Công văn 2238/CTBTR-TTHT?
Trường hợp hóa đơn đã điều chỉnh hoặc thay thế nhưng tiếp tục sai sót thì xử lý thế nào theo Công văn 2238/CTBTR-TTHT?
Ngày 25/7/2024 Cục thuế tỉnh Bến Tre có Công văn 2238/CTBTR-TTHT năm 2024 tại đây về chính sách thuế. Trong đó, hướng dẫn về trường hợp hóa đơn đã điều chỉnh hoặc thay thế nhưng tiếp tục sai sót.
Theo đó, tại Công văn 2238/CTBTR-TTHT, Cục thuế tỉnh Bến Tre hướng dẫn trường hợp hóa đơn đã điều chỉnh hoặc thay thế nhưng tiếp tục sai sót thì xử lý như sau:
- Trường hợp Công ty đang hoạt động, đã lập hóa đơn điện tử có sai sót (sai đơn giá, thuế suất) và Công ty đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo Công ty sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu theo quy định tại khoản a, khoản c, điểm 1, Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC nêu trên.
- Trường hợp Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ đang bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn nhưng Công ty cần lập hóa đơn điện tử để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì cơ quan thuế tiếp tục cho Công ty sử dụng hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh (hóa đơn điện tử mới). Công ty phải nộp ngay ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm d, Khoản 4, Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì Công ty đang bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn chỉ được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh (hóa đơn điện tử mới) khi có nhu cầu lập hóa đơn điện tử để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh. Đến thời điểm hiện tại, chưa có quy định cho trường hợp cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh để lập hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.
Trường hợp hóa đơn đã điều chỉnh hoặc thay thế nhưng tiếp tục sai sót thì xử lý thế nào theo Công văn 2238/CTBTR-TTHT? (Hình từ internet)
Hóa đơn đã điều chỉnh, thay thế hóa đơn đã lập có sai sót thì có hủy được không?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về việc xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót như sau:
Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp
1. Đối với hóa đơn điện tử:
...
c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;
...
Đồng thời, tại Công văn 1647/TCT-CS năm 2023 Tổng cục Thuế cũng hướng dẫn như sau:
Trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bị sai (gọi là hóa đơn F0), sau đó doanh nghiệp lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế (gọi là hóa đơn F1 điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn F0) và phát hiện hóa đơn F1 vẫn bị sai thì:
+ Nếu lựa chọn phương pháp điều chỉnh: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 điều chỉnh cho hóa đơn F0 (lúc này hóa đơn F0 đã bị điều chỉnh bởi hóa đơn F1).
+ Nếu lựa chọn phương pháp thay thế: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 thay thế cho hóa đơn F1 (lúc này hóa đơn F0 đã bị thay thế bởi hóa đơn F1).
Như vậy, trường hợp đã thực hiện xuất hoá đơn điều chỉnh/thay thế hoá đơn điện tử có sai sót trước đó, nếu hoá đơn điều chỉnh/thay thế tiếp tục có sai sót thì không được huỷ hoá đơn điều chỉnh/thay thế mà phải thực hiện xuất hoá đơn điện tử điều chỉnh/thay thế cho hoá đơn điều chỉnh/thay thế có sai sót.
Tức là đã lựa chọn phương thức điều chỉnh thì phải tiếp tục điều chỉnh, đã thay thế thì phải tiếp tục thay thế đến khi nào đúng thì dừng. Không được hủy hóa đơn điều chỉnh/thay thế để lập hóa đơn mới cũng không được đang điều chỉnh chuyển sang lập hóa đơn thay thế.
Lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế thì có phải gửi mẫu 04/SS-HĐĐT không?
Đối với trường hợp xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì người nộp thuế không phải gửi thông báo sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế, gồm:
- Điều chỉnh hóa đơn;
- Thay thế hóa đơn;
- Xử lý sai sót hóa đơn gửi Bảng tổng hợp mẫu 01/TH-HĐĐT
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?