Trường Đại học Luật TP HCM cơ sở 2 ở đâu? Điểm chuẩn Trường Đại học Luật TP HCM năm học 2023 - 2024?
Trường Đại học Luật TP HCM cơ sở 2 ở đâu?
Theo Cổng thông tin Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật TP. HCM là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường Đại học Luật TP. HCM là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự theo quy định của pháp luật. Trường Đại học Luật TP. HCM có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước.
Trường Đại học Luật TP. HCM chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, tính đến năm 2023, Trường Đại học Luật TP HCM có trụ sở chính đặt tại Số 02, Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4, Tp. Hồ Chí Minh.
Các cơ sở 2 và 3 có địa chỉ lần lượt như sau:
- Trường Đại học Luật TP HCM cơ sở 2: Số 123 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Luật TP HCM cơ sở 3: Phường Long Phước, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Luật TP HCM cơ sở 2 ở đâu? Điểm chuẩn Trường Đại học Luật TP HCM năm học 2023 - 2024? (Hình từ Internet)
Điểm chuẩn Trường Đại học Luật TP HCM năm học 2023 - 2024?
(1) Điểm chuẩn học bạ
Ngày 21/6/2023, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố điểm chuẩn học bạ năm 2023. Theo Cổng thông tin tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố điểm chuẩn đối với 2 đối tượng 2,3. Theo đó, điểm chuẩn học bạ cao nhất thuộc về ngành Luật Thương mại quốc tế.
Cụ thể điểm chuẩn học bạ của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Đối tượng 2:
Đối tượng 3:
Thông tin thêm:
- Đối tượng 1 (Mã-tên phương thức): 301 - Xét tuyển thẳng theo Quy chế:
- Đối tượng 2 (Mã-tên phương thức): 410 - Kết hợp kết quả học tập THPT với chứng chỉ quốc tế;
- Đối tượng 3 (Mã-tên phương thức): 303 - Xét tuyển sớm theo Đề án của trường
Lưu ý: Đây chỉ là kết quả đủ điều kiện trúng tuyển. Kết quả này sẽ trở thành chính thức khi:
- Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT năm 2023 hoặc các năm trước theo Quy chế tuyển sinh hiện hành;
- Có kết quả thẩm tra hợp lệ của chứng chỉ quốc tế (hoặc chứng chỉ do đơn vị tổ chức thi cung cấp cho Trường theo đề nghị của thi sinh) và/ hoặc kết quả đối soát bản chính học bạ trung học phổ thông với các loại giấy tờ mà thí sinh đã cung cấp cho Trường là thống nhất và hợp lệ;
- Và thực hiện đúng quy định tuyển sinh tại Thông báo của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
(2) Điểm chuẩn theo kết quả thi tốt nghiệp
Ngày 22/8/2023, trường Đại học Luật công bố mức điểm trúng tuyển (không nhân hệ số) trình độ đại học hình thức chính quy của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023:
Cụ thể điểm chuẩn trường Đại học Luật ULAW như sau:
Ghi chú:
- Điểm trúng tuyển vào các ngành nêu trên dành cho thí sinh thuộc khu vực 3.
- Mức chênh lệch điểm giữa hai nhóm đối tượng là 1,0 (một) điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (không phẩy hai mươi năm) điểm. Và được tính theo công thức:
Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên mà thí sinh được hưởng theo quy định của Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cơ cấu tổ chức trường đại học hiện nay được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức của trường đại học
1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:
a) Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường);
b) Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học);
c) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
d) Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
đ) Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
2. Cơ cấu tổ chức cụ thể của trường đại học, mối quan hệ và mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc trường đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học
Như vậy, hiện nay, cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:
- Hội đồng trường;
- Hiệu trưởng trường đại học; phó hiệu trưởng trường đại học;
- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
- Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
- Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế lưu ý 04 trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?
- Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong những trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký gồm những gì?
- Giáo dục phổ thông là gì? Giai đoạn giáo dục cơ bản trong giáo dục phổ thông gồm các cấp học nào?
- Xâm hại tình dục gồm những hành vi nào? Dấu hiệu nhận biết một người bị xâm hại tình dục ra sao?
- Cơ sở kinh doanh dược được đánh giá định kỳ đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự bao lâu một lần?