Trung nguyên 2024 vào ngày nào, thứ mấy? Tết Trung nguyên 2024 kéo dài trong thời gian bao lâu?
Trung nguyên 2024 vào ngày nào, thứ mấy? Tết Trung nguyên 2024 kéo dài trong thời gian bao lâu?
Tết Trung Nguyên là một ngày tết của người Hán được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy (15/07) Âm lịch hằng năm. Ngày Tết Trung Nguyên còn trùng với ngày xá tội vong nhân và Lễ Vu Lan báo hiếu.
Theo truyền thuyết trong tháng 7 các âm hồn sẽ rời cõi âm để trở về dân gian, cụ thể là từ mùng 2/7 âm lịch Diêm Vương sẽ mở cửa Quy Môn Quan. Cửa được mở cho đến 12 giờ ngày 14 tháng 7, và khi đó ma quỷ sẽ phải quay trở lại địa ngục.
Tết Trung Nguyên có nguồn gốc từ Lễ Vu Lan Bồn, theo truyền thuyết của đạo Phật về sự tích bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi quỷ đói.
Năm nay, Tết Trung Nguyên 2024 sẽ rơi vào Chủ Nhật ngày 18/08/2024 Dương lịch (tức ngày 15/7 Âm lịch 2024).
Theo đó, Tết Trung nguyên 2024 kéo dài trong thời gian 1 ngày Chủ nhật 18/08/2024 Dương lịch (tức ngày 15/7 Âm lịch 2024).
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Trung nguyên 2024 vào ngày nào, thứ mấy? Tết Trung nguyên 2024 kéo dài trong thời gian bao lâu? (Hình từ internet)
Người lao động có được nghỉ vào Tết Trung nguyên 2024 không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Bệnh cạnh đó tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo như quy định trên, Tết Trung nguyên 2024 không nằm trong các ngày được nghỉ lễ, tết theo quy định.
Vậy nên, người lao động không được nghỉ vào ngày này. Tuy nhiên, ngày Tết Trung nguyên 2024 rơi vào Chủ nhật. Do đó, nếu ngày Tết Trung nguyên 2024 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ theo dạng nghỉ hằng tuần.
Đối với người lao động không có ngày nghỉ hằng tuần rơi vào ngày này thì người lao động có lịch làm việc vẫn phải đi làm bình thường.
Ngoài ra, người lao động cũng có thể chủ động xin nghỉ phép theo diện phép năm hoặc nghỉ không lương vào ngày Tết Trung nguyên 2024 .
Đốt vàng mã ngày Tết Trung nguyên 2024 không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hành vi đốt vàng không đúng nơi quy định khi tổ chức lễ hội có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?