Trò chơi Trung thu cho trẻ mầm non 2024 ý nghĩa? Hoạt động đêm Trung thu cho trẻ mầm non? Tổ chức Trung thu cho trẻ mầm non?
Trò chơi Trung thu cho trẻ mầm non 2024 ý nghĩa? Hoạt động đêm Trung thu cho trẻ mầm non? Tổ chức Trung thu cho trẻ mầm non thế nào?
Nóng: Thư chúc Tết Trung thu 2024 của Chủ tịch nước, Tổng Bí Thư Tô Lâm
Dưới đây là Trò chơi Trung thu cho trẻ mầm non 2024 ý nghĩa (Hoạt động đêm Trung thu cho trẻ mầm non) như sau:
Trò chơi Trung thu cho trẻ mầm non 2024 ý nghĩa (Hoạt động đêm Trung thu cho trẻ mầm non) + Múa lân + Rước đèn ông sao + Trang trí mâm ngũ quả, mâm cỗ Tết Trung thu + Thi Văn nghệ Trung thu + Rồng rắn lên mây + Diễn tiểu phẩm Trung thu (Chú Cuộc, Chị Hằng) + Kể chuyện đêm Trung thu + Gian hàng đêm Trung thu... |
TẢI VỀ: Kế hoạch tổ chức Trung thu cho trẻ mầm non
Trò chơi Trung thu cho trẻ mầm non 2024 ý nghĩa? Hoạt động đêm Trung thu cho trẻ mầm non? Tổ chức Trung thu cho trẻ mầm non thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn tổ chức Tết Trung thu năm 2024 cho trẻ em, tặng quà Trung thu cho trẻ em thế nào?
Ngày 15/7/2024 Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Công văn 3099/BLÐTBXH-CTE năm 2024 về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024. Cụ thể việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024 thực hiện như sau:
Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Để đảm bảo cho trẻ em trên mọi miền đất nước cùng vui đón Tết Trung thu năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp một số nội dung sau:
- Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước; huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân để thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em;
Trong đó quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ em mồ côi và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.
- Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh, thiết thực, tiết kiệm;
Phối hợp tổ chức hoạt động gắn kết các giá trị truyền thống của Tết Trung thu với các sự kiện quảng bá du lịch, sản phẩm văn hóa, ẩm thực đặc trưng của từng vùng miền, địa phương.
Đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động vui chơi thu hút, tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng kinh tế - xã hội khó khăn được tham gia.
- Chú trọng bảo vệ sức khỏe trẻ em nhất là vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm;
Bảo vệ trẻ em khỏi ảnh hưởng bởi những sản phẩm, đồ chơi, trò chơi có tính bạo lực, phản giáo dục, kém chất lượng, độc hại, nguy hiểm, không phù hợp với trẻ em.
Báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em (phụ lục kèm theo) gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Trẻ em, số 35 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; điện thoại: 024.37475628) trước ngày 27/9/2024.
Tổ chức bắn pháo hoa nổ vào Tết Trung thu 2024 được không?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:
(1) Tết Nguyên đán
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
(2) Giỗ Tổ Hùng Vương
- Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
(3) Ngày Quốc khánh
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
(4) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
(5) Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
- Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
(6) Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(7) Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
(8) Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
>> Theo quy định thì không được tổ chức bắn pháo hoa nổ vào Tết Trung thu (trừ trường hợp do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?