Trò chơi điện tử là gì? Phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
Trò chơi điện tử là gì?
Trò chơi điện tử là gì mà lại có sức hút lớn đến vậy trong thời đại công nghệ? Đối với nhiều người, trò chơi điện tử là gì không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn là một cách để kết nối với bạn bè và thử thách bản thân. Vậy trò chơi điện tử là gì và tại sao nó lại phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới?
Trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác với người chơi nhằm mục đích chính là giải trí. Trò chơi điện tử thường được biết đến với cái tên Trò chơi video (video games) vì nó quá phổ biến nhưng thực chất video games chỉ là một phần nhỏ của trò chơi điện tử. - Trò chơi điện tử phải được hiểu đầy đủ là bao gồm: + Các trò chơi dùng điện báo đánh chữ (Teletype games) + Máy chơi game cầm tay (Electronic handhelds) + Máy bắn bi và các thiết bị tương tự (Pinball machines and similar devices) + Trò chơi đổi thưởng (Redemption games) + Máy đánh bạc (Slot machines) + Trò chơi âm thanh (Audio games) + Trò chơi video (Video games) |
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Khái niệm trò chơi điện tử là gì có thể khác nhau tùy theo quan điểm và mục đích của từng người chơi. Dù vậy, không thể phủ nhận rằng việc hiểu rõ trò chơi điện tử là gì sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về một ngành công nghiệp đang phát triển không ngừng này.
Trò chơi điện tử là gì? Phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi từ ngày 25/12/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi như sau:
(1) Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại theo các độ tuổi như sau:
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 18 tuổi trở lên (ký hiệu là 18+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại khiêu dâm; đối với trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu thì có sử dụng hình ảnh vũ khí cận cảnh, nhân vật mô phỏng người thật;
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 16 tuổi trở lên (ký hiệu là 16+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người; đối với trò chơi có hoạt động đối kháng, thì không có hình ảnh, hoạt động thể hiện tính chất bạo lực;
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 12 tuổi trở lên (ký hiệu là 12+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người; đối với trò chơi có hoạt động đối kháng thì chỉ sử dụng các nhân vật hoạt họa mô phỏng hoặc không mô phỏng người thật, hoặc chỉ sử dụng các trang thiết bị, phương tiện chiến đấu mà không có sự hiện diện của nhân vật mô phỏng người thật trong quá trình chơi, có sử dụng vũ khí dưới hình ảnh hoạt họa và hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu;
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi mọi lứa tuổi (ký hiệu 00+) là trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hoạt động, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
(2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng trong việc phân loại trò chơi theo độ tuổi:
- Tự phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi quy định tại (1);
- Thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi trong hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng. Việc phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi là một trong các nội dung được thẩm định của trò chơi điện tử trên mạng;
- Hiển thị liên tục kết quả phân loại trò chơi trong màn hình thiết bị trò chơi và trong các nội dung quảng cáo; vị trí hiển thị do doanh nghiệp chủ động lựa chọn. Biểu tượng của kết quả phân loại trò chơi phải có kích thước và màu sắc dễ nhận biết.
(3) Khi phát hiện doanh nghiệp phân loại trò chơi điện tử G1, G2, G3, G4 trên mạng theo độ tuổi người chơi không phù hợp với quy định tại (1), Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại việc phân loại trò chơi trong thời hạn 15 ngày.
Trường hợp doanh nghiệp không điều chỉnh kết quả phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi như yêu cầu, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp ngừng phát hành đối với trò chơi đó và thực hiện các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi.
Sau 15 ngày, kể từ ngày văn bản được ban hành mà doanh nghiệp không ngừng phát hành theo yêu cầu, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương tiến hành thu hồi Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng và Giấy xác nhận đăng báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng đã cấp cho doanh nghiệp.
Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng có thời hạn không quá mấy năm?
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng như sau:
Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng
...
2. Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng có thời hạn theo đề nghị của doanh nghiệp, nhưng tối đa không quá 10 năm.
Theo đó, Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng có thời hạn theo đề nghị của doanh nghiệp, nhưng tối đa không quá 10 năm.
Lưu ý: Nghị định 147/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có mấy hình thức giám sát trong Đảng? Đối tượng giám sát được quyền từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp nào?
- Trường hợp nào đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng có được đề bạt ý kiến của mình?
- Văn bản tố tụng hình sự gồm các văn bản nào? Khi nào niêm yết công khai văn bản tố tụng hình sự?
- Mẫu lời chúc ngày Quốc tế đàn ông ngày 19 tháng 11 dành cho Sếp nam ngắn gọn? Ngày 19 tháng 11 có phải là ngày lễ chính thức không?
- Khiếu nại kỷ luật đảng là gì? Đảng viên có phải chấp hành quyết định kỷ luật đảng trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại không?