Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như thế nào?
Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như thế nào
Căn cứ tại tiểu mục 7 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT năm 2023 quy định về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng, trong đó nêu rõ điều kiện tham dự kiểm tra, thủ tục nộp hồ sơ, nội dung kiểm tra, thời gian, địa điểm kiểm tra.
Bước 2: Cá nhân đăng ký tham dự kiểm tra để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ gồm có:
- Tờ khai đăng ký kiểm tra theo quy định tại Mẫu số 24 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
- Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);
- Bản sao Chứng chỉ đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động và tài liệu khác chứng minh thực tế hoạt động chuyên môn (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực).
- 02 ảnh 3 cm x 4 cm.
Bước 3: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
Bước 4: Xử lý hồ sơ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho cá nhân có hồ sơ hợp lệ trước thời điểm kiểm tra 15 ngày, trong đó nêu rõ kế hoạch kiểm tra.
Bước 5: Thành lập Hội đồng kiểm tra
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm tra
Bước 6: Thông báo kết quả kiểm tra
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cấp Giấy chứng nhận.
Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng như thế nào (Hình từ internet)
Nội dung kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng gồm có những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định nội dung kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng gồm có các nội dung sau:
- Pháp luật về quyền đối với giống cây trồng, gồm quy định pháp luật của Việt Nam và quy định của Điều ước quốc tế và các văn bản hướng dẫn, thoả thuận hợp tác mà Việt Nam tham gia là thành viên;
- Kỹ năng áp dụng pháp luật trong việc thực hiện thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng; tra cứu, khai thác thông tin bảo hộ giống cây trồng; việc thực hiện khảo nghiệm DUS.
Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 79/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi quyền của đại diện quyền đối với giống cây trồng
1. Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng chỉ được thực hiện các dịch vụ trong phạm vi được ủy quyền và được phép ủy quyền lại cho tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng khác, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người ủy quyền.
2. Nghĩa vụ của tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng:
a) Không đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền đối với giống cây trồng;
b) Không rút đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền đối với giống cây trồng nếu không được bên ủy quyền đại diện cho phép;
c) Không lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
d) Không sử dụng hoặc tiết lộ các thông tin liên quan đến đơn đăng ký bảo hộ chưa được công bố bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với cây trồng có các nghĩa vụ như sau:
- Không đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền đối với giống cây trồng;
- Không rút đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền đối với giống cây trồng nếu không được bên ủy quyền đại diện cho phép;
- Không lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
- Không sử dụng hoặc tiết lộ các thông tin liên quan đến đơn đăng ký bảo hộ chưa được công bố bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?