Triển khai kế hoạch đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như thế nào?
- Mục đích, yêu cầu cho việc triển khai đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
- Các nội dung nào cần triển khai để thực hiện việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
- Nguồn kinh phí đảm bảo cho việc triển khai này được quy định ra sao?
Mục đích, yêu cầu cho việc triển khai đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Theo mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 98/QĐ-TANDTC năm 2022 thì việc triển khai đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có những mục đích và cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
(1) Mục đích
- Xác định nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân các cấp, giữa Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan, bộ, ngành có liên quan nhằm đảm bảo triển khai thi hành Pháp lệnh kịp thời, thống nhất và hiệu quả.
- Xác định cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân các cấp, giữa Tòa án nhân dân tối cao với Chính phủ và các bộ, ngành trong việc triển khai thi hành Pháp lệnh.
- Nâng cao nhận thức về Pháp lệnh, trách nhiệm triển khai thi hành Pháp lệnh.
(2) Yêu cầu
- Xác định cụ thể phạm vi, mục đích, yêu cầu và các hoạt động triển khai thi hành Pháp lệnh; xác định cụ thể nội dung công việc, thời gian hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong việc triển khai thực hiện công việc được giao.
- Tòa án nhân dân tối cao, các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân các cấp tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan, bộ, ngành, đơn vị có liên quan; tổ chức việc triển khai thực hiện Pháp lệnh bảo đảm đúng tiến độ và đạt hiệu quả.
- Việc triển khai thi hành Pháp lệnh phải đảm bảo kịp thời, thống nhất, hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng yêu cầu thực tế.
09 nội dung nào cần triển khai để thực hiện việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Các nội dung nào cần triển khai để thực hiện việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Các nội dung cần triển khai để thực hiện việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 98/QĐ-TANDTC năm 2022 như sau:
(1) Phổ biến, tuyên truyền Pháp lệnh, văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh
- Văn phòng chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ Tổng hợp, Học viện Tòa án và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức phổ biến, tuyên truyền Pháp lệnh và các văn bản có liên quan.
- Tạp chí Tòa án nhân dân, Báo Công lý phối hợp với Văn phòng, Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức phổ biến, tuyên truyền Pháp lệnh trên ấn phẩm do cơ quan, đơn vị mình chủ biên và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
- Tòa án nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị truyền thông tổ chức phổ biến, tuyên truyền Pháp lệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Học viện Tòa án chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét nghiên cứu biên soạn, chỉnh lý hệ thống giáo trình để bổ sung nội dung trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vào công tác giảng dạy.
Thời gian thực hiện: Quý II, quý III, quý IV năm 2022 và các năm tiếp theo.
(2) Xây dựng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh; rà soát sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
- Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tham mưu đề xuất việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới phù hợp với quy định của Pháp lệnh.
Thời gian thực hiện: Quý II, quý III, quý IV năm 2022 và các năm tiếp theo.
- Cục Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn các Tòa án lập dự toán, xây dựng kinh phí triển khai thi hành Pháp lệnh.
Thời gian thực hiện: Quý II, quý III, quý IV năm 2022 và các năm tiếp theo.
(3) Chuẩn bị kinh phí triển khai thi hành Pháp lệnh
- Cục Kế hoạch - Tài chính lập dự toán gửi Bộ Tài chính để trình Chính phủ đảm bảo kinh phí cho hoạt động xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thời gian thực hiện: Quý II, quý III, quý IV năm 2022 và các năm tiếp theo.
- Cục Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc lập dự toán, thanh toán, quyết toán các nội dung chi liên quan đến việc xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật.
Thời gian thực hiện: Quý II, quý III, quý IV năm 2022 và các năm tiếp theo.
(4) Kiện toàn, tập huấn nâng cao năng lực cho Thẩm phán
Vụ Tổ chức - Cán bộ tổ chức rà soát, đánh giá và có phương án kiện toàn, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự đảm bảo yêu cầu Thẩm phán tham gia xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 18 tuổi hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
Thời gian thực hiện: Quý II, quý III, quý IV năm 2022 và các năm tiếp theo.
(5) Thống kê, tổng hợp về xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Tòa án
Vụ Tổng hợp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu xây dựng và tập huấn về hệ thống biểu mẫu thống kê và sổ nghiệp vụ; sửa đổi, bổ sung, nâng cấp phần mềm thống kê, phần mềm quản lý án phù hợp với quy định của Pháp lệnh.
Thời gian thực hiện: Quý II, quý III, quý IV năm 2022 và các năm tiếp theo.
(6) Các Tòa án nhân dân
- Tổ chức quán triệt, triển khai thi hành Pháp lệnh trong phạm vi đơn vị mình.
- Bổ sung nội dung về xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại đơn vị mình khi thực hiện báo cáo công tác theo yêu cầu của Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao hoặc báo cáo định kỳ.
Thời gian thực hiện: Quý II, quý III, quý IV năm 2022 và các năm tiếp theo.
(7) Đề nghị Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ phối hợp, triển khai thi hành Pháp lệnh
- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các Tòa án và cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và triển khai thi hành Pháp lệnh phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Đề nghị Chính phủ triển khai chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan bố trí kinh phí triển khai thi hành Pháp lệnh.
- Đề nghị Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức tuyên truyền, phổ biến và triển khai thi hành Pháp lệnh; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và các bộ, ngành có liên quan ban hành văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).
- Đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu xây dựng đề xuất Chính phủ bố trí kinh phí cho hoạt động xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
(8) Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp, triển khai thi hành Pháp lệnh
Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức tuyên truyền, phổ biến và triển khai thi hành Pháp lệnh; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và các bộ, ngành có liên quan ban hành văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).
(9) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Hội luật gia Việt Nam phối hợp, triển khai thi hành Pháp lệnh
Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Hội luật gia Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thi hành Pháp lệnh; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).
Nguồn kinh phí đảm bảo cho việc triển khai này được quy định ra sao?
Nguồn kinh phí đảm bảo cho việc triển khai này được quy định tại mục III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 98/QĐ-TANDTC năm 2022 như sau:
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do ngân sách nhà nước đảm bảo, sử dụng trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).
- Việc quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Cục Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan bố trí kinh phí và các điều kiện vật chất khác đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?