Triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém theo Nghị quyết 103/2023/QH15?
Triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém theo Nghị quyết 103/2023/QH15?
Vào chiều 09/11/2023 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, ngày 23/11/2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường công bố Nghị quyết 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Nghị quyết 103/2023/QH15 đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, liên quan đến vấn đề triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém được hướng dẫn như sau:
Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025;
Tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, dự án thua lỗ.
Nâng cao hiệu quả hoạt động gắn với cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước; phát huy, khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư của tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào các dự án quy mô lớn, tác động dẫn dắt, lan tỏa trong các ngành kinh tế chủ lực, các ngành, lĩnh vực mới để góp phần thúc đẩy tăng trưởng; quyết liệt chỉ đạo, xử lý từng bước dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài.
Triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém theo Nghị quyết 103/2023/QH15? (Hình ảnh từ Internet)
Tổ chức tín dụng bị xếp hạng yếu kém có bị kiểm soát đặc biệt không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2010:
Áp dụng kiểm soát đặc biệt
1. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
3. Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;
c) Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
d) Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục.
Như vậy, nếu tổ chức tín dụng bị xếp hạng yếu kém trong hai năm liên tục sẽ bị áp dụng kiểm soát đặc biệt.
Chủ thể nào có thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN thì thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng như sau:
(1) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng không phải là quỹ tín dụng nhân dân:
- Đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Điều 4, Điều 5 Thông tư 11/2019/TT-NHNN vào kiểm soát đặc biệt;
- Hình thức kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7 Thông tư 11/2019/TT-NHNN;
- Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 14, 15 Thông tư 11/2019/TT-NHNN;
- Thời hạn kiểm soát đặc biệt;
- Thông báo về kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 9 Thông tư 11/2019/TT-NHNN;
- Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
- Giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc theo quy định tại Điều 11 Thông tư 11/2019/TT-NHNN;
- Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 12 Thông tư 11/2019/TT-NHNN;
- Chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 13 Thông tư 11/2019/TT-NHNN;
- Các nội dung khác quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Thông tư 11/2019/TT-NHNN.
(2) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:
- Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h, i khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN ;
- Các nội dung quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 146; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 146a (trừ nội dung về cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước); khoản 2, 6 Điều 146đ; điểm a, b, d khoản 2 Điều 148b; khoản 2, 3, 4 (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) Điều 148c; khoản 2, 3, 4, 5, 6, 11 Điều 148đ; khoản 1, 2 Điều 149c và khoản 1, 2 Điều 149d Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Đối với các nội dung quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 148b; khoản 7, 12 Điều 148đ và khoản 3 Điều 149c Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) chấp thuận trước khi thực hiện.
(3) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) kiến nghị Chính phủ thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?