Trẻ em bất ngờ lao ra đường dẫn đến tai nạn giao thông, ai chịu trách nhiệm? Người lái xe có phải chịu trách nhiệm gì không?

Cho tôi hỏi trường hợp trẻ em bất ngờ lao ra đường dẫn đến tai nạn giao thông, ai chịu trách nhiệm? Người lái xe chịu trách nhiệm gì? - Câu hỏi của anh Trung tại Quảng Bình.

Trẻ em bất ngờ lao ra đường dẫn đến tai nạn giao thông, ai chịu trách nhiệm?

Hiện nay, có xảy ra một số trường hợp những hộ gia đình ở sát đường để trẻ em di chuyển trực tiếp vào những làn đường giao thông. Trong một số tình huống chủ quan và thiếu quan sát của phụ huynh, trẻ em đã bất ngờ lao ra đường và các phương tiện tham gia giao thông lúc bấy giờ không phản ứng kịp dẫn đến tai nạn giao thông. Như vậy, trường hợp này pháp luật quy định chủ thể nào phải chịu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008:

Người đi bộ
...
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Theo đó, đối với trẻ em dưới 7 tuổi khi tham gia giao thông phải có sự giám sát của người lớn. Phụ huynh, người chăm sóc trẻ không được để trẻ em tự ý di chuyển vào những làn đường giao thông. Như vậy, trước hết lỗi để trẻ em chạy ra đường thuộc về người chăm sóc trẻ.

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, căn cứ Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Như vậy, thông thường đối với người chưa đủ 15 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra từ hành vi để trẻ em bất ngờ lao ra đường dẫn đến tai nạn giao thông.

Trẻ em bất ngờ lao ra đường dẫn đến tai nạn giao thông, ai chịu trách nhiệm? Người lái xe chịu trách nhiệm gì?

Trẻ em bất ngờ lao ra đường dẫn đến tai nạn giao thông, ai chịu trách nhiệm? Người lái xe có phải chịu trách nhiệm gì không? (Hình từ Internet)

Trẻ em bất ngờ lao ra đường dẫn đến tai nạn giao thông, người lái xe chịu trách nhiệm gì?

Đối với câu hỏi này cần phân tích tình huống thành hai trường hợp sau đây:

- Đối với trường hợp trẻ em bất ngờ lao ra đường mà người lái xe không thể quan sát được có thể được coi là tình trạng bất khả kháng và người lái xe không có lỗi để xảy ra thiệt hại, căn cứ khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015:

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
...
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, nếu tai nạn giao thông xảy ra do do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thiệt hại, thì người lái xe được miễn trừ bồi thường thiệt hại dân sự.

- Đối với trường hợp người lái xe có thể quan sát và phát hiện ra bé trai trước đó. Và buộc phải lường trước được tình huống bé trai đó sẽ chạy qua đường, đồng thời phải có những xử lý như giảm tốc độ. Mà chủ quan không thực hiện thì không được coi là tình trạng bất khả kháng. Trường hợp này người lái xe phải bồi thường thiệt hại, căn cứ khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015.

Ngoài ra, trường hợp này người lái xe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông đối với xe mô tô, gắn máy và các loại xe tương tự, căn cứ theo điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Còn đối với xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, căn cứ điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Hơn nữa, trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe tính mạng con người, thì người lái xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ - Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015.

Các khoản bồi thường khi gây tai nạn giao thông?

Sau khi xác định được chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thì người bồi thường thiệt hại trong một vụ tai nạn giao thông có thể phải chịu những khoản tiền sau:

+ Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm - Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015;

+ Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm - Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015;

+ Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm - Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015.

Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy gây tai nạn chết người bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện người gây tai nạn giao thông là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện người gây tai nạn giao thông?
Pháp luật
Có được rời hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông? Người gây tai nạn không ở lại hiện trường thì có bị xem là tình tiết tăng nặng khi xử phạt không?
Pháp luật
Thông điệp hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 ý nghĩa?
Pháp luật
Bài tuyên truyền hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông năm 2024 ý nghĩa?
Pháp luật
Ngày tưởng niệm tai nạn giao thông năm 2024 là ngày nào? Tưởng niệm nạn nhân tai nạn giao thông 2024 vào thứ mấy?
Pháp luật
Va chạm giao thông là vụ tai nạn giao thông như thế nào? Hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông gồm các chỉ tiêu thống kê nào theo quy định?
Pháp luật
Một vụ tai nạn giao thông xảy ra khi nào? Thế nào là một vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng?
Pháp luật
Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc trường hợp nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Vụ tai nạn giao thông làm chết bao nhiêu người thì được xem là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng?
Pháp luật
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông? Các thiệt hại về tài sản và sức khỏe bị xâm phạm do tai nạn giao thông là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông
17,140 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào