Tra cứu quá trình đóng BHXH không cần mã OTP thực hiện như thế nào? Có mấy cách tra cứu không cần mã OTP?
Tra cứu quá trình đóng BHXH không cần mã OTP thực hiện như thế nào?
Để tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội thông thường người dùng cần mã OTP gửi từ số điện thoại đã đăng ký bảo hiểm xã hội để tra cứu. Tuy nhiên, thực tế phát sinh trường hợp người dùng thay đổi, mất,... dẫn đến không còn sử dụng số điện thoại đã đăng ký bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp này, người dùng có thể lựa chọn các cách sau để tra cứu quá trình đóng bhxh không cần mã OTP:
(1) Tra cứu quá trình đóng BHXH không cần mã OTP bằng tin nhắn
Tra cứu quá trình đóng bhxh không cần mã OTP bằng tin nhắn được hướng dẫn mới nhất tại Công văn 815/CNTT-PM năm 2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Trên điện thoại soạn tin nhắn với các cú pháp tương ứng như sau (phí: 1.000đ/tin nhắn):
+ Để tra cứu tổng thời gian đã tham gia BHXH, bạn soạn theo cú pháp: BH QT <mã số BHXH> gửi đến 8079. Ví dụ: BH QT 0110129425 gửi 8079.
+ Để tra cứu thời gian tham gia BHXH theo năm, soạn: BH QT <mã số BHXH> <từ năm> <đến năm> gửi 8079. Ví dụ: BH QT 0110229425 2017 2019 gửi 8079
+ Để tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian, soạn: BH QT <mã số BHXH> <từ tháng-năm> <đến tháng-năm> gửi 8079. Ví dụ: BH QT 11022945 082017 052018 gửi 8079
(2) Tra cứu quá trình đóng BHXH không cần mã OTP qua app VssID
Bước 1: Mở ứng dụng VssID trên điện thoại. Điền mã số bảo hiểm xã hội và mật khẩu và nhấn Đăng nhập để truy cập vào tài khoản VssID của bạn. Nếu chưa có tài khoản, bạn xem hướng dẫn đăng ký tài khoản VssID
Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công, tại giao diện chính của ứng dụng, bạn chọn vào mục Quản lý cá nhân. Sau đó, chọn tiếp mục Quá trình tham gia.
Bước 3: Bạn chọn mục BHXH. Để xem thông tin chi tiết về thời gian tham gia, quyền lợi,… bạn nhấn vào biểu tượng con mắt.
Tra cứu quá trình đóng bhxh không cần mã OTP thực hiện như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Tra cứu mã số BHXH như thế nào?
Để tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội, trước tiên người lao động cần có mã số bảo hiểm xã hội. Với những người không nhớ mã số bảo hiểm xã hội của bản thân có thể tra cứu lại bằng 03 cách dưới đây.
Cách 1: Xem trên sổ bảo hiểm xã hội
Trường hợp người lao động đã được doanh nghiệp giao sổ BHXH, có thể xem trực tiếp mã số trên bìa sổ BHXH.
Cách 2: Xem trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)
Căn cứ khoản 2.13 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia BHXH do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
Đồng thời, theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH, 10 ký tự cuối của mã thẻ BHYT là số định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT.
Như vậy, người lao động có thể xem được mã số bảo hiểm xã hội bằng cách xem 10 ký tự cuối của mã thẻ BHYT.
Cách 3: Tra cứu trực tuyến
Để tra cứu mã số BHXH trực tuyến, người lao động truy cập trang chủ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Sau khi giao diện hiện ra, người tra cứu nhập thông tin gồm tên, địa chỉ, ngày sinh, CMND rồi nhấn Tra cứu.
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thực hiện ra sao?
Hiện nay, người dân có thể thực hiện yêu cầu cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thông qua hai hình thức là trực tiếp và trực tuyến:
(*) Hình thức trực tiếp
Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế được hướng dẫn tại Mục 2 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Người tham gia BHYT cần cấp lại thẻ BHYT đến cơ quan BHXH tỉnh, huyện;
- Nộp Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành);
- Nộp bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện; chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP , đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết
- Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT; ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP và ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp lại thẻ BHYT, tổ chức BHYT phải cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.
Lưu ý:
- Cấp lại thẻ BHYT sẽ không bị mất phí (khoản 4 Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đã bị bãi bỏ bởi điểm d khoản 2 Điều 23 Luật phí và lệ phí 2015)
(*) Hình thức trực tuyến
(1) Thực hiện qua dịch vụ công
Hiện nay người tham gia BHYT có thể thực hiện làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT online theo các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo đường dẫn sau: dichvucong.gov.vn
Bước 2: Đăng ký tài khoản cá nhân trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (người đã có tài khoản trên cổng dịch vụ công chuyển sang Bước 3).
Bước 3: Đăng nhập Cổng Dịch vụ công Quốc gia bằng tài khoản cá nhân.
Bước 4: Đăng ký cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất
Người lao động có thể lựa chọn nhận tại “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” hoặc nhận “Qua dịch vụ bưu chính”.
Bước 5: Xác nhận để hoàn tất hồ sơ
Người dùng nhập “Mã kiểm tra” và chọn mục “Xác nhận”. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ gửi thông báo xác nhận và hẹn ngày trả kết quả tới số điện thoại đăng ký.
(2) Thực hiện qua VssID
- Bước 1: Đăng nhập vào VssID bằng mã số BHXH và mật khẩu.
- Bước 2: Chọn “Dịch vụ công”
- Bước 3: Chọn “Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất”
- Bước 4: Chọn địa chỉ nhận kết quả:
+ Nếu chọn trả kết quả tại “ BP tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” thì người tham gia bảo hiểm phải tự đến cơ quan BHXH đăng ký để nhận kết quả.
+ Nếu chọn nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì cần điền thêm địa chỉ nhận kết quả như hệ thống yêu cầu.
- Bước 5: Bấm “Gửi”
- Bước 6: Mã OTP sẽ được gửi về email mà cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH. Người dân nhập mã OTP đó và bấm “Xác nhận”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?