TP. Hồ Chí Minh: Phấn đấu đến năm 2025, 100% các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn đạt tiêu chí “Trường học không có ma tuý”?
Mục tiêu chung của Chương trình phòng chống ma túy trong ngành giáo dục như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Công văn 2062/SGDĐT-CTTT năm 2022 Chương trình phòng, chống ma túy trong ngành giáo dục đến năm 2025 quy định về mục tiêu của Chương trình phòng, chống ma túy trong ngành giáo dục cụ thể như sau:
(1) Mục tiêu chung
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả gia đình, nhà trường và xã hội; tăng cường chuyển biến nhận thức về nhiệm vụ và trách nhiệm, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phòng, chống ma túy, nhất là vai trò của người đứng đầu. Triển khai đồng bộ các giải pháp, lấy phòng ngừa là chính, đấu tranh ngăn chặn ma túy từ xa, từ sớm là quan trọng để giảm tác hại của ma túy trong học đường.
TP. Hồ Chí Minh: Phấn đấu đến năm 2025, 100% các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn đạt tiêu chí “Trường học không có ma tuý”?
Mục tiêu cụ thể của Chương trình phòng chống ma túy trong ngành giáo dục như thế nào?
Đối với quy định về mục tiêu cụ thể của Chương trình phòng, chống ma túy trong ngành giáo dục thì tại tiểu mục 2 Mục I Công văn 2062/SGDĐT-CTTT năm 2022 Chương trình phòng, chống ma túy trong ngành giáo dục đến năm 2025 có quy định như sau:
(2) Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của ngành giáo dục và đào tạo các cấp với các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống tệ nạn ma túy cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tệ nạn ma túy trong ngành giáo dục và đào tạo, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, tạo môi trường ổn định, an toàn để xây dựng và phát triển đất nước,
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các kiến thức phòng, chống ma túy với các hình thức, nâng cao chất lượng, số lượng tin, bài, sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma túy và nội dung phù hợp đến đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên tại 100% trong các cơ sở giáo dục.
- Kiểm soát chặt chẽ theo quy định các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; tuyên truyền về xóa bỏ cơ bản và bền vững việc trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy.
- Phấn đấu đến năm 2025, 100% trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố đạt tiêu chí “Trường học không có ma tuý”.
- Phối hợp với cơ quan chức năng về hỗ trợ giải quyết các vụ việc liên quan đến tội phạm ma túy trong khu vực trường học hoặc tại địa phương.
Nhiệm vụ của Chương trình phòng chống ma túy trong ngành giáo dục?
Tại Mục II Công văn 2062/SGDĐT-CTTT năm 2022 Chương trình phòng, chống ma túy trong ngành giáo dục đến năm 2025 quy định về nhiệm vụ của Chương trình phòng, chống ma túy trong ngành giáo dục cụ thể như sau:
(1) Thủ trưởng đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả, đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu, nội dung Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 – 2025 số 1452/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ; Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong ngành Giáo dục đến năm 2025 số 633/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 03 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh số 461/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Đề án Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030; gắn kết chặt chẽ, lồng ghép nội dung chương trình phòng, chống ma túy với phòng, chống tội phạm, phòng chống HIV/AIDS và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác ở địa phương.
(2) Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố; hằng năm phải có Chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết thi hành; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
(3) Xác định công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về tác hại của ma túy là vấn đề rất quan trọng, là tiền đề để xây dựng một thế hệ công dân Thành phố có khả năng tự nhận thức và có các kỹ năng để nói không với ma túy; phải tăng thời lượng giáo dục, tuyên tuyền về tác hại của các chất ma túy trong nhà trường (từ cấp tiểu học đến bậc cao đẳng, đại học).
(4) Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác phòng ngừa, xác định đây là giải pháp chiến lược, lâu dài, nghiên cứu đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, tệ nạn ma túy; thường xuyên cập nhật và phổ biến thông tin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về cách nhận biết tác hại của ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp và các loại, dạng chứa ma túy mới cũng như phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy; tổ chức tuyên truyền, vận động toàn dân thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống ma túy 2021; triển khai chương trình giáo dục, tuyên truyền chuyên biệt cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao; tiếp tục xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống ma túy tại địa bàn; kịp thời động viền, khen thường những tập thể, cá nhân tích cực tham gia phòng, chống và kiểm soát ma túy, tận dụng tối đa trụ thể của truyền thống điện tử, các trang mạng xã hội và tập trung vào khung giờ thích hợp, nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện,
(5) Dựa nội dung phòng, chống tệ nạn ma túy trong trường học vào kế hoạch năm học, tiều chỉ trong trường học theo từng năm học không để xảy ra tình trạng có người thua bảo hay sử dụng ma túy; không để học sinh, học viên bị lôi kéo, dụ dỗ vào tệ nạn ma túy. Duy trì, nhân rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các mô hình, điển hình tiền tiến trong công tác phòng, chống ma túy; thực hiện tốt công tác biểu dương, khen thưởng nhiều động viều kịp thời những điển hình tiêu biểu trong công tác phòng, chống ma túy.
(6) Thành lập Ban chỉ đạo công tác phòng, chống tệ nạn ma túy trong trường học, Phần công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên. Tổ chức họp sơ kết, tổng kết từng năm học để đánh giá, rút kinh nghiệm,
(7) Phối hợp với công an và các cơ quan chức năng trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh trong từng năm học với những hình thức phong phú và đa dạng, đảm bảo nội dung tuyên truyền, phổ biến dễ hiểu, dễ ghi nhớ. Khi phát hiện về việc sử dụng, tàng trữ, dụ dỗ, lôi kéo sử dụng ma túy trong trường học, Thủ trưởng đơn vị thông tin tới cơ quan chức năng để được hỗ trợ và phối hợp xử lý.
Xem chi tiết Công văn 2062/SGDĐT-CTTT TP.HCM năm 2022: Tại đây.
Trên đây là một số thong tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?